Tư vấn Thành lập tập đoàn kinh tế
Hiện nay, việc thành lập các tập đoàn kinh tế và mô hình "Công ty mẹ - Công ty con" đang diễn ra một cách sôi động ở nước ta và mang lại hiệu quả rất lớn. Tập đoàn PG tại Hải Phòng, Việt Á, Sunfat, Hòa Phát, Nam Cường,…là một trong những ví dụ điển hình. Tuy nhiên, thế nào được gọi là một tập đoàn kinh tế đúng nghĩa? Tập đoàn có được gọi là một tổ chức có tư cách pháp nhân hay không? Thì xem ra khái niệm này còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Điều này cho thấy, nếu chưa hiểu thấu đáo về tập đoàn và công ty mẹ - công ty con mà đã nôn nóng cho ra đời hàng loạt thì chắc chắn sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng trong công tác điều hành, quản lý tập đoàn.
1. Tập đoàn kinh tế bao gồm nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, được hình thành trên cơ sở tập hợp, liên kết thông qua đầu tư, góp vốn, sáp nhập, mua lại, tổ chức lại hoặc các hình thức liên kết khác; gắn bó lâu dài với nhau về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác tạo thành tổ hợp kinh doanh có từ hai cấp doanh nghiệp trở lên dưới hình thức công ty mẹ - công ty con.
2. Tập đoàn kinh tế không có tư cách pháp nhân, không phải đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Việc tổ chức hoạt động của tập đoàn do các công ty lập thành tập đoàn tự thỏa thuận quyết định.
3. Công ty mẹ được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn, đáp ứng điều kiện nêu tại khoản 15 Điều 4 của Luật Doanh nghiệp. Công ty con được tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần hoặc công ty trách nhiệm hữu hạn theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc của pháp luật liên quan.
Công ty mẹ, công ty con và các công ty khác hợp thành tập đoàn kinh tế có các quyền, nghĩa vụ, cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động phù hợp với hình thức tổ chức doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, pháp luật liên quan và Điều lệ công ty.
4. Cụm từ "tập đoàn" có thể sử dụng như một thành tố phụ trợ cấu thành tên riêng của công ty mẹ, phù hợp với các quy định từ Điều 31 đến Điều 34 của Luật Doanh nghiệp về đặt tên doanh nghiệp.
Quý khách hàng đang có nhu cầu tư vấn thành lập, điều hành, quản lý tập đoàn một cách hiệu quả hãy đến với Công ty luật Hoàng Minh của chúng tôi.
Luật Hoàng Minh cam kết sẽ đáp ứng đầy đủ các yêu cầu quả Quý khách hàng một cách chuyên nghiệp, uy tín, nhanh chóng và hiệu quả. Mọi thắc mắc xin vui lòng liên hệ theo địa chỉ công ty hoặc gửi vào email cho chúng tôi theo địa chỉ: [email protected] hoặc [email protected] .
Tư vấn Thành lập tập đoàn kinh tế
Mua bán, Sáp nhập doanh nghiệp
Mua bán (acquisition) và sáp nhập (merger) doanh nghiệp (M&A) là một phần tất yếu của bất cứ nền kinh tế lành mạnh nào và là một công cụ hiệu quả để tái cơ cấu doanh nghiệp. Quan trọng hơn, đó là cách thức chủ yếu để các doanh nghiệp cơ cấu lại, mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh, nâng cao khả năng cạnh tranh của mình và đem lại thu nhập cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư. Nguyên tắc M &A là tạo ra giá trị cho cổ đông bao trùm và lớn hơn tổng giá trị hiện tại của hai doanh nghiệp khi hai doanh nghiệp tồn tại riêng rẽ.
Tư vấn tách doanh nghiệp
Tách doanh nghiệp là việc công ty TNHH hoặc công ty cổ phần có thể tách bằng cách chuyển một phần tài sản của công ty hiện có (sau đây gọi là công ty bị tách) để thành lập một hoặc một số công ty mới cùng loại (sau đây gọi là công ty được tách); chuyển một phần quyền và nghĩa vụ của công ty bị tách sang công ty được tách mà không chấm dứt tồn tại của công ty bị tách.
Tạm ngừng hoạt động doanh nghiệp
Tạm ngừng hoạt động kinh doanh là việc doanh nghiệp tạm thời ngừng các hoạt động kinh doanh do gặp khó khăn từ những nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan nhưng chưa muốn giải thể doanh nghiệp.
Tư vấn giải thể doanh nghiệp
Giải thể doanh nghiệp là việc doanh nghiệp chấm dứt hoạt động kinh doanh do đã đạt được những mục tiêu mà các thương nhân khi kinh doanh đã đặt ra hoặc bị giải thể theo quy định của pháp luật. Hiện nay trên thực tế có rất nhiều những thương nhân sau khi đăng ký kinh doanh nhưng vì những lý do khác nhau đã không tiến hành hoạt động kinh doanh hoặc đang kinh doanh nhưng không tiếp tục kinh doanh nữa không thông báo tạm ngừng hoạt động hoặc không giải thể doanh nghiệp do thủ tục giải thể phức tạp và mất nhiều thời gian.
Tư vấn chia doanh nghiệp
Chia doanh nghiệp là việc một công ty (TNHH hoặc Cổ phần) có thể được chia thành một số công ty cùng loại. Công ty bị chia chấm dứt tồn tại sau khi các công ty mới được đăng ký kinh doanh. Các công ty mới phải cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty bị chia hoặc thoả thuận với chủ nợ, khách hàng và người lao động để một trong số các công ty đó thực hiện các nghĩa vụ này.
Tư vấn chuyển đổi doanh nghiệp
Chuyển đổi doanh nghiệp là hình thức cơ cấu lại doanh nghiệp cho phù hợp với quy mô cũng như sự phát triển của doanh nghiệp. Sau khi được cấp đăng ký kinh doanh, công ty được chuyển đổi chấm dứt tồn tại, công ty chuyển đổi được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp, chịu trách nhiệm về các khoản nợ chưa thanh toán, hợp đồng lao động và nghĩa vụ tài sản khác của công ty được chuyển đổi.
Tư vấn hợp nhất doanh nghiệp
Hợp nhất doanh nghiệp là hai hoặc một số công ty cùng loại (sau đây gọi là công ty bị hợp nhất) có thể hợp nhất thành một công ty mới (sau đây gọi là công ty hợp nhất) bằng cách chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các công ty bị hợp nhất.