Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Quyết định 7052/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt "Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025"

BỘ CÔNG THƯƠNG
------------------
Số: 7052/QĐ-BCT
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------
Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2010
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT “QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN KẾT CẤU HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI TRÊN TUYẾN HÀNH LANG KINH TẾ LẠNG SƠN - HÀ NỘI - HẢI PHÒNG - QUẢNG NINH GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020, CÓ XÉT ĐẾN NĂM 2025”
----------------------
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ và Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 17/2010/TT-BCT ngày 05 tháng 05 năm 2010 của Bộ Công Thương Quy định về nội dung, trình tự, thủ tục lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch phát triển ngành thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-BCT ngày 17 tháng 3 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc phê duyệt đề cương và dự toán “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn 2009 - 2020, có xét đến năm 2025”;
Xét tờ trình số 422/TTr-VNCTM ngày 03 tháng 12 năm 2010 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu thương mại;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025” với những nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển
- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại tuyến hành lang kinh tế trên cơ sở khai thác và phát huy các lợi thế địa - kinh tế, các tiềm năng và nguồn lực của mỗi địa phương và của hai thị trường Việt Nam - Trung Quốc, thúc đẩy việc xây dựng khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, đảm bảo phát triển kinh tế.
- Phân bố mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế hợp lý và có trọng điểm, phù hợp với quy hoạch phát triển hành lang kinh tế, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và của các ngành kinh tế.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế phù hợp với nhu cầu sử dụng dịch vụ bán buôn, bán lẻ và các dịch vụ phụ trợ, phù hợp với quy mô giao dịch, dòng lưu chuyển hàng hóa, điều kiện giao thông vận tải.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế bền vững và hiệu quả theo hướng đa dạng hóa các thành phần tham gia đầu tư; kết hợp truyền thống với hiện đại và tuân thủ các tiêu chuẩn kinh tế - kỹ thuật đối với từng loại hình, tăng cường áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại, nâng cao giá trị gia tăng của các dịch vụ và thúc đẩy hiện đại hóa các ngành sản xuất.
- Phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường sinh thái và giữ vững an ninh quốc gia.
2. Mục tiêu phát triển
2.1. Mục tiêu chung
Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang nhằm tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho phát triển và hợp tác phát triển thương mại giữa các tỉnh/thành phố, giữa các doanh nghiệp dọc tuyến và doanh nghiệp nước thứ ba, đưa hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh trở thành điểm tăng trưởng mới của hợp tác kinh tế thương mại hai nước Việt Nam - Trung Quốc và đóng vai trò quan trọng trong hợp tác kinh tế thương mại ASEAN - Trung Quốc.
- Tạo ra sức hấp dẫn của tuyến hành lang để thu hút đầu tư, thúc đẩy hợp tác, liên kết kinh tế - thương mại giữa các tỉnh của Việt Nam với tỉnh Quảng Tây và các tỉnh khác của Trung Quốc, các nước ASEAN, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và tăng trưởng ngành thương mại.
- Xây dựng một cấu trúc hạ tầng thương mại hiện đại, tạo cơ sở phát huy vai trò của thương mại trong việc dẫn dắt các ngành sản xuất của các địa phương dọc tuyến và thu hút người lao động địa phương đặc biệt là nông dân và đồng bào miền núi tham gia vào hoạt động thương mại.
- Bảo đảm cho các dòng lưu chuyển hàng hóa ổn định; kịp thời, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế và nhu cầu tiêu dùng của các địa phương đọc tuyến, góp phần thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ, giảm nhập siêu, tiến tới cân bằng xuất - nhập khẩu cả nước.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2015, hoàn thành một cách cơ bản hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang, trong đó tập trung đầu tư các khu thương mại và trung tâm bán buôn; công tác quản lý, khai thác các công trình hạ tầng thương mại đi vào nề nếp, xây dựng được môi trường cạnh tranh lành mạnh; thúc đẩy quá trình lưu thông và xuất nhập khẩu hàng hóa, góp phần đưa tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân 20%/năm; Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu qua tuyến hành lang đạt tốc độ tăng bình quân là 19%/năm; giá trị tăng thêm ngành thương mại trên toàn tuyến đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 11,2%/năm giai đoạn 2011-2015.
- Đến năm 2020, hoàn thành cơ bản việc xây dựng các công trình hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế theo quy hoạch, bao gồm các khu thương mại hoạt động theo mô hình khu thương mại tự do; trung tâm bán buôn, trung tâm trung chuyển hàng hóa và kho vận với đầy đủ các chức năng; chợ bán buôn nông sản, sở giao dịch hàng hóa; trung tâm mua sắm và các siêu thị tạo cơ sở đưa:
+ Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ toàn tuyến hành lang kinh tế đạt tốc độ tăng bình quân 22%/năm giai đoạn 2016-2020;
+ Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu trên toàn tuyến hành lang đạt tốc độ tăng trưởng bình quân là 21%/năm.
+ Giá trị tăng thêm ngành thương mại trên toàn tuyến đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 13,4%/năm giai đoạn 2016-2020.
- Đến năm 2025, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế có tính thống nhất, trình độ quản lý và kinh doanh hiện đại góp phần thúc đẩy tăng trưởng cao về lưu thông hàng hóa, dịch vụ.
3. Định hướng phát triển
3.1. Định hướng phát triển khu thương mại
Xây dựng các khu thương mại trở thành nơi hoạt động giao dịch, đàm phán thương mại, xuất - nhập khẩu hàng hóa, triển lãm hội chợ, các dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, bưu chính viễn thông, tư vấn, vui chơi - giải trí, ăn uống, khách sạn …
Trên tuyến hành lang sẽ phát triển 02 khu thương mại Tân Thanh và Cốc Nam trở thành trung tâm thương mại quốc tế, điểm khởi đầu và đột phá của tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là điểm đấu nối của Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN.
3.2. Định hướng phát triển các trung tâm bán buôn
Xây dựng các trung tâm bán buôn để phục vụ cho các hoạt động giao dịch, đàm phán và bán buôn hàng hóa của các nhà sản xuất, cung ứng và các nhà bán buôn, bán lẻ trong và ngoài nước, cũng như các doanh nghiệp hỗ trợ phân phối bán buôn hàng hóa.
Nâng cao trình độ và tính chuyên nghiệp của dịch vụ bán buôn; tăng cường trang thiết bị hiện đại, xây dựng hệ thống thông tin phục vụ cho việc phân phối hàng hóa thông qua việc ứng dụng các phương thức và kỹ thuật phân phối mới; thúc đẩy phát triển các trung tâm phân phối hàng hóa tổng hợp; tổ chức quản lý, phát triển nguồn nhân lực cho các trung tâm bán buôn theo hướng chuyên nghiệp hóa.
3.3. Định hướng phát triển các trung tâm trung chuyển và kho vận
Xây dựng các trung tâm trung chuyển và kho vận để tiếp nhận, lưu trữ, phân phối hàng hóa và công-te-nơ phục vụ cho các hoạt động bán buôn, xuất - nhập khẩu hàng hóa đồng thời kiểm tra và thực hiện các thủ tục thông quan hàng hóa xuất - nhập khẩu cũng như cung cấp các dịch vụ vận tải, kho bãi, xếp dỡ, bao gói, giao nhận …
Chuyên nghiệp hóa các dịch vụ phụ trợ cùng với việc sử dụng các thiết bị, công nghệ tiên tiến; thu hút các nguồn lực vào phát triển các dịch vụ, hỗ trợ hoạt động trung chuyển hàng hóa và kho vận một cách đồng bộ theo từng đối tượng phục vụ.
3.4. Định hướng phát triển sở giao dịch hàng hóa
Xây dựng một số sở giao dịch hàng hóa tại các khu vực sản xuất tập trung ở các chợ bán buôn, trung tâm bán buôn, khu vực cửa khẩu, đô thị lớn …, có các hoạt động giao dịch hàng hóa với khối lượng và tần suất giao dịch lớn để cung cấp cho các nhà sản xuất, kinh doanh thương mại và tạo công cụ giao dịch trực tuyến như các giao dịch chào mua, chào bán, cơ hội giao thương, tìm kiếm đối tác …
Hoạt động của các sở giao dịch hàng hóa tuân thủ các quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10 tháng 02 năm 2009 của Bộ Công Thương hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp Giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở Giao dịch hàng hóa; Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.
3.5. Định hướng phát triển chợ bán buôn nông sản
Xây dựng các chợ đầu mối nông sản để đảm nhiệm chức năng như một trung tâm bán buôn, có điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật đảm bảo khả năng cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho bán buôn hàng nông sản quy mô lớn, phạm vi rộng, có ảnh hưởng lớn đến sản xuất, tiêu dùng và hoạt động của các loại hình thương mại khác.
Phát triển các chợ bán buôn nông sản để cung cấp và trao đổi thông tin thị trường; tập hợp và phân phối nông sản; thực hiện vai trò điều tiết thị trường nông sản của nhà nước, bằng việc áp dụng các phương thức giao dịch hiện đại (đấu giá, thanh toán điện tử, mạng thông tin …) cung cấp các dịch vụ phụ trợ phân phối hàng hóa và các dịch vụ chuyên môn khác.
3.6. Định hướng phát triển trung tâm mua sắm
Trung tâm mua sắm nơi có giao thông thuận lợi, được đặt tại các nơi giao thoa giữa thành thị và nông thôn, ở các khu đô thị trên tuyến hành lang nhằm cung cấp dịch vụ tổng hợp cho người tiêu dùng, bao gồm cả dịch vụ bán lẻ, dịch vụ giải trí, ăn uống và các dịch vụ phụ trợ cho mua bán hàng hóa.
Trung tâm mua sắm hoàn thành với nhiều loại hình thương mại phù hợp như: cửa hàng bách hóa, siêu thị và các cửa hàng chuyên doanh, cửa hàng đồ hiệu, cửa hàng ăn nhanh … và các dãy cửa hàng, kết hợp với các dịch vụ ăn uống, giải trí, làm đẹp, ngân hàng, du lịch ….
4. Quy hoạch phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế
4.1. Quy hoạch khu thương mại
Trong giai đoạn 2011-2015 đầu tư xây dựng 02 khu thương mại:
- 01 khu thương mại tại cửa khẩu Tân Thanh diện tích 160 ha (trong đó mở rộng, xây mới 100 ha), vốn đầu tư khoảng 2.000 tỷ đồng;
- 01 khu thương mại tại cửa khẩu Cốc Nam với diện tích 50 ha, vốn đầu tư khoảng 1.000 tỷ đồng.
(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 1).
4.2. Quy hoạch trung tâm bán buôn
Trên toàn tuyến quy hoạch xây dựng 16 trung tâm bán buôn với diện tích là 428 ha; vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 khoảng 8.920 tỷ đồng; giai đoạn 2016-2020 khoảng 8.200 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây dựng mới 12 trung tâm bán buôn diện tích một trung tâm từ 5 - 50 ha, trong đó có 03 trung tâm bán buôn cấp vùng tập trung tại ngoại vi Thủ đô Hà Nội, diện tích 50 ha/1 trung tâm.
- Giai đoạn 2016-2020 đầu tư mới 04 trung tâm bán buôn diện tích từ 5 ha đến 50 ha và đầu tư giai đoạn II 07 trung tâm bán buôn đã đầu tư trong giai đoạn 2011-2015.
(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 2).
4.3. Quy hoạch trung tâm trung chuyển và kho vận
Trên toàn tuyến đầu tư xây mới 07 trung tâm trung chuyển và kho vận (TTTC&KV) với diện tích 1.160 ha, vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 khoảng 22.800 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 23.600 tỷ đồng.
- Giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây dựng mới 06 TTTC&KV (giai đoạn I) với diện tích mỗi TTCT&KV từ 80 ha đến 200 ha.
- Giai đoạn 2016-2020, đầu tư xây dựng mới 01 TTTC&KV với diện tích 200 ha tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội, tiếp tục đầu tư và hoàn thành các dự án đã triển khai trong giai đoạn 2011-2015.
(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 3).
4.4. Quy hoạch sở giao dịch hàng hóa
Quy hoạch đầu tư xây mới 25 sở giao dịch hàng hóa trong giai đoạn từ 2011-2020 với tổng diện tích là 70.000 m2.
- Giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây mới 14 sở giao dịch hàng hóa với diện tích mỗi sở giao dịch hàng hóa từ 1.000 m2 đến 5.000 m2.
- Giai đoạn 2016-2020, đầu tư xây mới 11 sở giao dịch hàng hóa với diện tích sở giao dịch hàng hóa từ 1.000 m2 đến 5.000 m2.
(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 4).
4.5. Quy hoạch chợ bán buôn nông sản
Đầu tư xây dựng 20 chợ bán buôn nông sản với diện tích là 443.74 ha, vốn đầu tư trong giai đoạn 2011-2015 khoảng 3.059 tỷ đồng và trong giai đoạn 2016 -2020 khoảng 2.681,1 tỷ đồng gồm 08 chợ chuyên doanh và 12 chợ tổng hợp.
- Giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây mới 11 chợ bán buôn nông sản bao gồm: 8 chợ tổng hợp với diện tích mỗi chợ từ 03 ha đến 100 ha; 03 chợ chuyên doanh với diện tích từ 1,5 ha/1 chợ đến 2 ha/1 chợ. Nâng cấp 02 chợ (01 chợ chuyên doanh với diện tích 1,5 ha và 01 chợ tổng hợp với diện tích 03 ha).
- Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư xây mới 05 chợ bán buôn nông sản bao gồm 03 chợ tổng hợp với diện tích mỗi chợ từ 03 ha đến 100 ha; 02 chợ chuyên doanh với diện tích mỗi chợ từ 1,5 ha đến 1,75 ha.
(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 5).
4.6. Quy hoạch trung tâm mua sắm
Quy hoạch xây dựng 62 trung tâm mua sắm (TTMS) với diện tích 3.754 ha, vốn đầu tư giai đoạn 2011-2015 khoảng 22.085 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 15.005 tỷ đồng. Trong đó 6 TTMS hạng I, 17 TTMS hạng II, 39 TTMS hạng III; 03 TTMS nâng cấp cải tạo và 59 TTMS xây mới.
- Giai đoạn 2011-2015, đầu tư xây dựng mới 38 TTMS: 4 TTMS hạng I, 12 TTMS hạng 2 và 22 TTMS hạng 3, diện tích mỗi TTMS hạng 1 từ 100.000 m2 đến 500.000 m2, diện tích mỗi TTMS hạng II từ 50.000 m2 đến 100.000 m2, diện tích mỗi TTMS hạng III từ 10.000 m2 đến 30.000 m2. Nâng cấp cải tạo 01 TTMS hạng II Đông Kinh, Lạng Sơn, diện tích 50.000 m2.
- Giai đoạn 2016 - 2020, đầu tư xây mới 02 TTMS hạng I, diện tích mỗi TTMS 500.000 m2, 04 TTMS hạng II diện tích bình quân mỗi TTMS là 50.000 m2 và 15 TTMS hạng III, diện tích mỗi TTMS từ 10.000 m2 đến 30.000 m2. Đầu tư nâng cấp, cải tạo 02 TTMS hạng III.
(Chi tiết tại Phụ lục - Bảng 6).
5. Tổng hợp và phân kỳ vốn đầu tư
Nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện quy hoạch khoảng 111.089,1 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 khoảng 61.126,5 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 49.962,6 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đoạn tuyến Lạng Sơn - Bắc Giang - Bắc Ninh khoảng 28.523,1 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 khoảng 18.107 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 10.416,1 tỷ đồng.
- Nhu cầu vốn đầu tư xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại đoạn tuyến Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh khoảng 82.566 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2011-2015 khoảng 43.019,5 tỷ đồng, giai đoạn 2016-2020 khoảng 39.546,5 tỷ đồng.
6. Các giải pháp và chính sách chủ yếu
6.1. Các giải pháp
- Khuyến khích, thu hút và động viên mọi nguồn vốn xã hội để xây dựng kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế trong đó có nguồn vốn đầu tư nước ngoài, trước hết từ các nước ASEAN. Đối với các trung tâm mua sắm và siêu thị, khuyến khích các doanh nghiệp và nhân dân đầu tư với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.
- Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước tham gia hỗ trợ đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại được thực hiện theo các quy định hiện hành của Chính phủ.
- Các tỉnh, thành phố trên tuyến hành lang cần quy hoạch sử dụng đất cho từng loại hình kết cấu hạ tầng thương mại, hỗ trợ các nhà đầu tư tiếp cận với các địa điểm mặt bằng được quy hoạch trong việc giải phóng mặt bằng, di dân tái định cư …
- Tổ chức các trung tâm đào tạo về quản lý kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng công tác đào tạo nghề phù hợp với trình độ và độ tuổi của người lao động; tạo cơ hội cho các nhà quản lý học tập kinh nghiệm và áp dụng tiến bộ khoa học vào quản lý.
- Triển khai ứng dụng phương thức kinh doanh thương mại tiên tiến và hiện đại (mua hàng hóa và thanh toán qua mạng internet …), xây dựng hệ thống thông tin thương mại đáp ứng nhu cầu khai thác cho các doanh nghiệp; thiết lập mạng lưới thanh toán bằng thẻ điện tử tại các trung tâm thương mại, siêu thị, sở giao dịch hàng hóa …
6.2. Các chính sách
- Đối với các doanh nghiệp đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trong Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn được thực hiện cơ chế, chính sách tài chính, chính sách thuế theo các Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về Khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế; Quyết định số 138/QĐ-TTg ngày 14 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập và ban hành Quy chế hoạt động của Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn; Quyết định số 33/2009/QĐ-TTg ngày 02 tháng 3 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách tài chính đối với khu kinh tế cửa khẩu.
- Chính sách tín dụng được áp dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng thương mại theo quy định của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước và Nghị định số 106/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 9 năm 2008 sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định số 151/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 12 năm 2006 của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư.
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Bộ Công Thương:
- Công bố “Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025” và tổ chức theo dõi, kiểm tra việc thực hiện quy hoạch.
- Phối hợp với các Bộ, Ngành liên quan tiếp tục hoàn thiện các cơ quan, chính sách về xuất, nhập khẩu và buôn bán biên mậu với Trung Quốc, tạo điều kiện phát huy hiệu quả của các công trình hạ tầng thương mại đọc tuyến hành lang kinh tế.
2. Các Bộ, Ngành liên quan: theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với Bộ Công Thương và Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên tuyến hành lang đề xuất, xây dựng các cơ chế, chính sách cụ thể để tạo điều kiện thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu của Quy hoạch.
3. Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên tuyến hành lang kinh tế:
Phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch, chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách phù hợp nhằm thu hút đầu tư, xây dựng các công trình hạ tầng thương mại theo quy hoạch trên địa bàn, phát triển hệ thống lưu thông hàng hóa, dịch vụ để vận hành có hiệu quả các công trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh/thành phố trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ (để báo cáo);
- Văn phòng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- UBND các tỉnh/thành phố: Lạng Sơn, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh;
- Cục Kiểm tra văn bản (Bộ Tư pháp);
- Các Vụ TTTN, TMMN, XNK, KV1, CNĐP, Viện Nghiên cứu Thương mại thuộc Bộ Công Thương;
- Website Bộ Công Thương;
- Lưu VT, KH.
BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng

Quyết định 7052/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt "Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh giai đoạn đến năm 2020, có xét đến năm 2025"

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

STTTiêu đề văn bảnNgày thángNơi ban hành
1

Công văn 3091/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc điều chuyển nguồn vốn đảm bảo an toàn hồ chứa nước năm 2013 của tỉnh Bắc Kạn

20/06/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
2

Thông tư 56/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện Nghị định 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giá

20/06/2014BỘ TÀI CHÍNH
3

Thông tư liên tịch 01/2014/TTLT-NHNN-BXD-BTP-BTNMT của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng, Bộ Tư pháp, Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn thủ tục thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo quy định tại Nghị định 71/2010/NĐ-CP ngày 23/

20/06/2014NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - BỘ XÂY DỰNG - BỘ TƯ PHÁP - BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
4

Thông tư liên tịch 55/2014/TTLT-BTC-BGTVT của Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải về việc hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính đối với Cục Đăng kiểm Việt Nam

20/06/2014BỘ TÀI CHÍNH - BỘ GIAO THÔNG VẬN TẢI
5

Thông tư 54/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc Quy định chi tiết và hướng dẫn thực hiện việc xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực Kho bạc Nhà nước theo quy định tại Nghị định 192/2013/NĐ-CP ngày 21/11/2013 của Chính phủ

20/06/2014BỘ TÀI CHÍNH
6

Công văn 2823/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc gia hạn thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ ứng trước kế hoạch 2014 - 2015 của Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La

20/06/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
7

Thông tư 47/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn thực hiện một số nội dung Quyết định 03/2011/QĐ-TTg ngày 10/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Quy chế bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa vay vốn ngân hàng thương mại

05/05/2014BỘ TÀI CHÍNH
8

Công văn 2823/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc gia hạn thanh toán vốn trái phiếu Chính phủ ứng trước kế hoạch 2014 - 2015 của Dự án di dân, tái định cư Thủy điện Sơn La

05/05/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
9

Thông tư 13/2014/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về hướng dẫn việc cho vay theo Quyết định 68/2013/QĐ-TTg ngày 14/11/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp

24/04/2014NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
10

Quyết định 544/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chỉnh sửa, bổ sung danh mục Dự án "Phát triển lưới điện Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB)"

24/04/2014THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
11

Quyết định 739/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số đề án và cơ chế chính sách thực hiện Chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước đến năm 2020 ban hành kèm theo Quyết định 937/QĐ-BTC ngày 25/04/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính

24/04/2014BỘ TÀI CHÍNH
12

Nghị định 26/2014/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng

24/04/2014CHÍNH PHỦ
13

Nghị định 18/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chế độ nhuận bút trong lĩnh vực báo chí, xuất bản

19/03/2014CHÍNH PHỦ
14

Công văn 1114/VPCP-QHQT của Văn phòng Chính phủ về việc gia hạn Hiệp định viện trợ không hoàn lại hợp phần tài chính carbon Dự án phát triển năng lương tái tạo (REDP) do Ngân hàng Thế giới (WB) tài trợ

27/02/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
15

Thông tư 24/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về phân loại tài sản có và cam kết ngoại bảng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam

05/12/2013NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
16

Thông tư 25/2013/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về việc thu, đổi tiền không đủ tiêu chuẩn lưu thông

05/12/2013NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
17

96/2013/NĐ-CP - Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 86/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam

09/09/2013BỘ TÀI CHÍNH
18

Công văn 395/GSQL-TH của Cục Giám sát quản lý về Hải quan về việc kinh doanh hàng hóa gửi kho ngoại quan của văn phòng đại diện Công ty nước ngoài

28/06/2013Tổng cục Hải quan
19

Nghị định 52/2013/NĐ-CP của Chính phủ về thương mại điện tử

28/06/2013NĐ Chính phủ
20

Công văn 3167/TCHQ-GSQL của Tổng cục Hải quan về việc xử lý vướng mắc lô hàng quá cảnh

28/06/2013Bộ Tài chính