Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11.

QUỐC HỘI

 

Luật số: 33/2005/QH11

 

 

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc


 

QUỐC HỘI

NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Khoá XI, kỳ họp thứ 7

(Từ ngày 05 tháng 5 đến ngày 14 tháng 6 năm 2005)

 

 
 
 

BỘ LUẬT DÂN  SỰ

 

Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 ngày 25 tháng 12 năm 2001 của Quốc hội khoá X, kỳ họp thứ 10;

Bộ luật này quy định về dân sự.

PHẦN THỨ NHẤT                                                                                                                        NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Chương I

NHIỆM VỤ VÀ HIỆU LỰC CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ

Điều 1. Nhiệm vụ và phạm vi điều chỉnh của Bộ luật dân sự  

Bộ luật dân sự quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác; quyền, nghĩa vụ của các chủ thể về nhân thân và tài sản trong các quan hệ dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động (sau đây gọi chung là quan hệ dân sự).

Bộ luật dân sự có nhiệm vụ bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng; bảo đảm sự bình đẳng và an toàn pháp lý trong quan hệ dân sự, góp phần tạo điều kiện đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội.

Điều 2. Hiệu lực của Bộ luật dân sự  

1. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự được xác lập từ ngày Bộ luật này có hiệu lực, trừ trường hợp được Bộ luật này hoặc nghị quyết của Quốc hội có quy định khác.

2. Bộ luật dân sự được áp dụng trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.

Điều 3. áp dụng tập quán, quy định tương tự của pháp luật  

Trong trường hợp pháp luật không quy định và các bên không có thoả thuận thì có thể áp dụng tập quán; nếu không có tập quán thì áp dụng quy định tương tự của pháp luật. Tập quán và quy định tương tự của pháp luật không được trái với những nguyên tắc quy định trong Bộ luật này.

Chương  II

NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN

Điều 4. Nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận  

Quyền tự do cam kết, thoả thuận trong việc xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự được pháp luật bảo đảm, nếu cam kết, thoả thuận đó không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội.

Trong quan hệ dân sự, các bên hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được áp đặt, cấm đoán, cưỡng ép, đe doạ, ngăn cản bên nào.

Cam kết, thoả thuận hợp pháp có hiệu lực bắt buộc thực hiện đối với các bên và phải được cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác tôn trọng.

Điều 5. Nguyên tắc bình đẳng

Trong quan hệ dân sự, các bên đều bình đẳng, không được lấy lý do khác biệt về dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, hoàn cảnh kinh tế, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp để đối xử không bình đẳng với nhau.

Điều 6. Nguyên tắc thiện chí, trung thực  

Trong quan hệ dân sự, các bên phải thiện chí, trung thực trong việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự, không bên nào được lừa dối bên nào.

Điều. Nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự

Các bên phải nghiêm chỉnh thực hiện nghĩa vụ dân sự của mình và tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ, nếu không tự nguyện thực hiện thì có thể bị cưỡng chế thực hiện theo quy định của pháp luật.

Điều 8. Nguyên tắc tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp  

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải bảo đảm giữ gìn bản sắc dân tộc, tôn trọng và phát huy phong tục, tập quán, truyền thống tốt đẹp, tình đoàn kết, tương thân, tương ái, mỗi người vì cộng đồng, cộng đồng vì mỗi người và các giá trị đạo đức cao đẹp của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam.

Đồng bào các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện thuận lợi trong quan hệ dân sự để từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của mình.

Việc giúp đỡ người già, trẻ em, người tàn tật trong việc thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự được khuyến khích.

Điều 9. Nguyên tắc tôn trọng, bảo vệ quyền dân sự   

1. Tất cả các quyền dân sự của cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác được tôn trọng và được pháp luật bảo vệ.

2. Khi quyền dân sự của một chủ thể bị xâm phạm thì chủ thể đó có quyền tự bảo vệ theo quy định của Bộ luật này hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền:

a) Công nhận quyền dân sự của mình;

b) Buộc chấm dứt hành vi vi phạm;

c) Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

d) Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

đ) Buộc bồi thường thiệt hại.

 Điều 10.     Nguyên tắc tôn trọng lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác.

Điều 11.     Nguyên tắc tuân thủ pháp luật  

Việc xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự phải tuân theo quy định của Bộ luật này và quy định khác của pháp luật.

Điều 12.     Nguyên tắc hoà giải  

Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích.

Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự.

Điều 13.     Căn cứ xác lập quyền, nghĩa vụ dân sự  

Quyền, nghĩa vụ dân sự được xác lập từ các căn cứ sau đây:

1. Giao dịch dân sự hợp pháp;

2. Quyết định của Toà án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác;

3. Sự kiện pháp lý do pháp luật quy định;

4. Sáng tạo giá trị tinh thần là đối tượng thuộc quyền sở hữu trí tuệ;

5. Chiếm hữu tài sản có căn cứ pháp luật;

6. Gây thiệt hại do hành vi trái pháp luật;

7. Thực hiện công việc không có uỷ quyền;

8. Chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật;

9. Những căn cứ khác do pháp luật quy định. 

Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11.

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

STTTiêu đề văn bảnNgày thángNơi ban hành
1

Thông tư 57/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 141/2011/TT-BTC quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm đối với cán bộ, công chức, viên chức, lao động hợp đồng làm việc trong các cơ quan nhà nước và

20/06/2014BỘ TÀI CHÍNH
2

Công văn 1448/BNV-CCVC của Bộ Nội vụ về việc giải quyết chế độ nghỉ hưu đối với công chức, viên chức, người quản lý trong doanh nghiệp Nhà nước đang kéo dài thời gian công tác

20/06/2014BỘ NỘI VỤ
3

Quyết định 520/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

20/06/2014BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
4

Quyết định 521/QĐ-LĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội

20/06/2014BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
5

Nghị định 100/2013/NĐ-CP 03/09/2013 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

12/09/2013CHÍNH PHỦ
6

Nghị định 101/2013/NĐ-CP 04/09/2013 Quy định mức trợ cấp, phụ cấp ưu đãi đối với người có công với cách mạng

12/09/2013CHÍNH PHỦ
7

Thông tư 16/2013/TT-BLĐTBXH của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội quy định về tổ chức hoạt động văn hóa, văn nghệ cho học sinh, sinh viên trong các sơ sở dạy nghề

09/09/2013Bộ LĐ & TBXH
8

Quyết định 52/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy định chế độ trợ cấp với nhà giáo đã nghỉ hưu chưa được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên trong lương hưu

09/09/2013THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
9

Nghị định 77/2013/NĐ-CP hướng dẫn Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá về biện pháp phòng, chống tác hại của thuốc lá

26/08/2013Chính Phủ
10

Nghị định 87/2013/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với gia đình, thân nhân hạ sĩ quan, chiến sĩ đang phục vụ có thời hạn trong Công an nhân dân

26/08/2013Chính Phủ
11

Nghị định 88/2013/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Thông tấn xã Việt Nam

26/08/2013Chính Phủ
12

Chỉ thị 08/CT-BGTVT năm 2013 tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng của Bộ Giao thông vận tải

26/08/2013Bộ GTVT
13

Chỉ thị 09/CT-TTg năm 2013 tăng cường chỉ đạo điều hành thực hiện nhiệm vụ tài chính – ngân sách nhà nước do Thủ tướng Chính phủ ban hành

26/08/2013THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
14

Chỉ thị 3004/CT-BGDĐT năm 2013 về nhiệm vụ trọng tâm của giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên và giáo dục chuyên nghiệp năm học 2013 – 2014 do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

26/08/2013Bộ GD & ĐT
15

Công văn 3832/BNN-TCCB năm 2013 đánh giá tác động của việc thành lập Chi cục Chăn nuôi Thú y, Chi cục trồng trọt Bảo vệ thực vật trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

26/08/2013Bộ NN&PTNT
16

Công văn 4915/TCHQ-GSQL năm 2013 tăng cường kiểm tra, giám sát xuất nhập khẩu mặt hàng sữa do Tổng cục Hải quan ban hành

26/08/2013Bộ Tài chính
17

Công văn 2847/BNN-KTHT năm 2013 về báo cáo tình hình phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

26/08/2013Bộ NN&PTNT
18

Nghị quyết số 24/2008/QH12

26/08/2013QUỐC HỘI
19

Nghị định số 74/2009/NĐ-CP

26/08/2013CHÍNH PHỦ
20

Thông tư liên tịch số 14/2010/TTLT-BTP-TANDTC-VKSNDTC

26/08/2013VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN