Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Quyết định 3745/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

--------------

Số: 3745/QĐ-UBND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

--------------

Hà Nội, ngày 23 tháng 07 năm 2009

 

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-----------------------

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

 

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Pháp lệnh vệ sinh an toàn thực phẩm ngày 26 tháng 7 năm 2003 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;

Căn cứ Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 243/2005/QĐ-TTg ngày 05 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 23 tháng 02 năm 2005 của Bộ Chính trị về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới;

Căn cứ Quyết định số 43/2006/QĐ-TTg ngày 20 tháng 02 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2010;

Căn cứ Kế hoạch số 47/KH-UBND ngày 15 tháng 9 năm 2006 của UBND Thành phố về triển khai chương trình hành động đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trên địa bàn Thành phố giai đoạn 2006-2010;

Xét đề nghị của Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 428/TTr-SKHCN ngày 13 tháng 7 năm 2009,

 

 

QUYẾT ĐỊNH:

 

 

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trên địa bàn Thành phố Hà Nội.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND thành phố, Thủ trưởng các Sở, Ban, ngành, Đoàn thể, Hiệp hội, Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã, Tổng Giám đốc các Tổng công ty, Giám đốc các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất trên địa bàn Thành phố và các thành viên Ban Chỉ đạo áp dụng ISO Thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Thường trực: TU, HĐND TP; (để báo cáo)
- Bộ Khoa học và Công nghệ (để báo cáo);
- Chủ tịch UBND Thành phố (để báo cáo);
- Các đ/c PCT UBND thành phố;
- CVP, các PVP UBND TP;
- Phòng: VHKH, KT, TH, CTq;
- Lưu: VT, CTh (02b).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Huy Tưởng

 

QUY ĐỊNH

HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ SẢN XUẤT CHẾ BIẾN THỰC PHẨM ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3745/QĐ-UBND ngày 23 tháng 7 năm 2009

của UBND Thành phố Hà Nội)

 

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Mục đích

Thúc đẩy việc áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trong sản xuất, chế biến thực phẩm giúp các doanh nghiệp sản xuất, bảo quản và phân phối những sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm, tăng khả năng cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập, giúp người tiêu dùng được sử dụng các loại thực phẩm an toàn.

Điều 2. Đối tượng, phạm vi điều chỉnh

Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh liên quan đến lĩnh vực sản xuất, chế biến, bảo quản và phân phối thực phẩm thuộc mọi thành phần kinh tế đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội có dự án áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 được lựa chọn theo các tiêu chí của Quy định này.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong quy định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Tiêu chuẩn ISO 22000: là bộ tiêu chuẩn quốc tế về quản lý an toàn thực phẩm, quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn thực phẩm trong đó tổ chức trong chuỗi thực phẩm cần phải chứng tỏ khả năng kiểm soát được mối nguy hại về an toàn thực phẩm để đảm bảo rằng thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng. Tiêu chuẩn này đòi hỏi xác định và đánh giá được tất cả các mối nguy hại có thể xảy ra trong chuỗi thực phẩm, kể cả mối nguy hại có thể xảy ra do cách thức và điều kiện chế biến. Do đó, tiêu chuẩn này giúp tổ chức xác định và chứng minh bằng văn bản việc một tổ chức cần kiểm soát những mối nguy hại nhất định nào.

2. An toàn thực phẩm: chỉ ra thực phẩm sẽ không gây nguy hại cho người tiêu dùng khi được chế biến hoặc ăn theo đúng mục đích sử dụng dự kiến.

3. Chuỗi thực phẩm: trình tự các giai đoạn và hoạt động liên quan đến sản xuất, chế biến, phân phối, bảo quản và sử dụng thực phẩm và thành phần của thực phẩm đó, từ khâu sơ chế đến tiêu dùng.

4. Mối nguy hại về an toàn thực phẩm: tác nhân sinh học, hóa học hoặc vật lý trong thực phẩm, hoặc tình trạng của thực phẩm, có khả năng gây ảnh hưởng xấu đối với sức khỏe.

5. Hệ thống quản lý an toàn thực phẩm (HTQLATTP): một phần của hệ thống quản lý nói chung bao gồm cơ cấu tổ chức, các hoạt động lập kế hoạch, trách nhiệm, quy tắc, thủ tục, quá trình và nguồn lực để xây dựng và thực hiện, xem xét và duy trì chính sách an toàn thực phẩm.

6. Đánh giá HTQLATTP: quá trình kiểm tra xác nhận một cách có hệ thống và được lập thành văn bản để có được các chứng cứ và đánh giá một cách khách quan các chứng cứ nhằm xác định xem HTQLATTP của tổ chức có phù hợp với chuẩn cứ đánh giá HTQLATTP do tổ chức lập ra hay không và thông báo kết quả của quá trình này cho lãnh đạo.

Điều 4. Nguyên tắc hỗ trợ

Quy định này chỉ hỗ trợ 01 lần cho các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm đến khi được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 do tổ chức chứng nhận sự phù hợp cấp.

Điều 5. Nguồn kinh phí hỗ trợ

Kinh phí hỗ trợ doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 được lấy từ kinh phí sự nghiệp khoa học của Thành phố.

 

 

Chương 2.

CÁC QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 6. Điều kiện hỗ trợ

1. Công nghệ, thiết bị của dự án phải đảm bảo các quy định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm; địa điểm cơ sở sản xuất phù hợp với quy hoạch của Thành phố;

2. Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Đã đăng ký nộp thuế;

- Hoạt động đúng ngành nghề trong đăng ký kinh doanh;

- Có đủ nguồn lực (nhân lực, kinh phí …) đảm bảo cho việc áp dụng hệ thống.

- Đáp ứng yêu cầu của hồ sơ theo quy định.

Điều 7. Nội dung hỗ trợ

1. Chi cho việc tổ chức đánh giá thực trạng về quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm;

2. Chi cho việc xây dựng hệ thống văn bản, quy trình HTQLATTP theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000.

3. Chi cho việc xây dựng quy trình tổ chức kiểm tra, kiểm soát, đánh giá nội bộ về việc áp dụng HTQLATTP theo tiêu chuẩn TCVN ISO 22000.

4. Chi cho các hoạt động phục vụ cho việc đánh giá, cấp giấy chứng nhận của tổ chức chứng nhận.

Điều 8. Mức hỗ trợ

Mức hỗ trợ kinh phí thực hiện xây dựng HTATTP ISO 22000 là 60 triệu đồng/01 dự án.

Điều 9. Hình thức hỗ trợ

Kinh phí hỗ trợ được cấp làm 2 đợt:

Đợt 1: Cấp 40 triệu đồng sau khi được UBND Thành phố phê duyệt.

Đợt 2: Cấp nốt 20 triệu đồng còn lại sau khi được cấp giấy chứng nhận phù hợp với các yêu cầu của tiêu chuẩn ISO 22000 do tổ chức chứng nhận cấp.

Điều 10. Thủ tục hỗ trợ

Hàng năm, sau khi có công văn thông báo đăng ký kế hoạch áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội, các doanh nghiệp lập hồ sơ đăng ký gồm:

- Đơn đăng ký dự án áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 theo mẫu ban hành kèm theo Quy định này;

- Thuyết minh dự án áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000;

- Các thủ tục khác tại khoản 2 Điều 6 của quy định này.

Chương 3.

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN CHỈ ĐẠO ISO

THÀNH PHỐ, CÁC SỞ, BAN, NGÀNH VÀ DOANH NGHIỆP

 

Điều 11. Ban chỉ đạo ISO Thành phố

1. Nghiên cứu, đề xuất các chủ trương, chính sách, chương trình, kế hoạch và giải pháp để đẩy mạnh áp dụng ISO 22000.

2. Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá tình hình triển khai và hỗ trợ áp dụng ISO 22000 tại các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm trên địa bàn.

3. Giúp Ủy ban nhân dân Thành phố xây dựng các dự thảo quyết định, chỉ thị liên quan đến việc áp dụng ISO 22000 trên địa bàn.

4. Trình Ủy ban nhân dân thành phố các báo cáo định kỳ, đột xuất về tình hình thực hiện chương trình, kế hoạch công tác áp dụng ISO 22000.

5. Chỉ đạo công tác sơ kết, tổng kết hoạt động triển khai và hỗ trợ áp dụng ISO 22000 cho các doanh nghiệp trên địa bàn.

Điều 12. Sở Khoa học và Công nghệ

1. Là cơ quan Thường trực chương trình, chủ trì phối hợp với các Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp kinh phí hỗ trợ hàng năm, trình UBND Thành phố phê duyệt.

2. Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính tổ chức thẩm định, trình UBND Thành phố phê duyệt nội dung và mức hỗ trợ cho các dự án. Phối hợp hướng dẫn doanh nghiệp lập dự toán và quyết toán tài chính theo đúng quy định hiện hành.

3. Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Điều 13. Sở Tài chính

1. Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng kế hoạch và tổng hợp kinh phí hàng năm, tổ chức thẩm định nội dung và mức hỗ trợ cho các dự án trình UBND Thành phố phê duyệt. Phối hợp hướng dẫn doanh nghiệp lập dự toán và quyết toán tài chính theo đúng quy định hiện hành.

2. Tiến hành cấp phát kinh phí theo kế hoạch đã được phê duyệt.

Điều 14. Các Sở, Ban, ngành liên quan

Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan Thường trực chương trình tổ chức kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp có dự án áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng.

Điều 15. Các doanh nghiệp, bệnh viện, cơ sở sản xuất

1. Chuẩn bị đầy đủ nguồn (nhân lực, kinh phí) để thực hiện dự án đạt kết quả tốt.

2. Sử dụng kinh phí ngân sách hỗ trợ cho dự án áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 đúng nội dung đề án được phê duyệt và có hiệu quả.

3. Hoàn thiện đầy đủ hồ sơ để được hỗ trợ theo đúng quy định.

4. Tuân thủ chế độ báo cáo, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ quan quản lý nhà nước kiểm tra việc sử dụng kinh phí ngân sách hỗ trợ khi có yêu cầu.

Chương 4.

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 16. Tổ chức thực hiện

1. Ban Chỉ đạo ISO Thành phố, các Sở, Ban, ngành có liên quan trong phạm vi nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức thực hiện, kiểm tra theo dõi chặt chẽ việc thực hiện Quy định này.

2. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm có dự án áp dụng ISO 22000 có trách nhiệm thực hiện nghiêm các Quy định này.

3. Trong quá trình thực hiện quy định này, nếu có phát sinh cần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp, Sở Khoa học và Công nghệ - cơ quan Thường trực chương trình chịu trách nhiệm tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét, quyết định.

  

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Nguyễn Huy Tưởng

 

 

 

MẪU ĐƠN

ĐỀ NGHỊ HỖ TRỢ DỰ ÁN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000

 

Tên đơn vị

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Hà Nội, ngày    tháng   năm 2009

 

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

HỖ TRỢ DỰ ÁN ÁP DỤNG TIÊU CHUẨN ISO 22000

 

Kính gửi: Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội

 

Tên doanh nghiệp (tiếng việt/tiếng Anh):

Tên viết tắt:

Giám đốc:

Địa chỉ:

Điện thoại:                                                 Fax:

E-mail:                                                      Website:

Ngành nghề kinh doanh (liên quan đến dự án):

Loại hình hoạt động:

Căn cứ Quyết định số: ……/QĐ-UBND ngày …../…./……. của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quy định Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trên địa bàn;

Theo Thông báo tại Công văn số: ……./SKHCN ngày …/…/…….. của Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội,

(Tên đơn vị) mong muốn được tham gia và xin gửi Quý sở hồ sơ đề nghị được hưởng hỗ trợ áp dụng ISO 22000 theo Quy định của Ủy ban nhân dân Thành phố.

(Tên đơn vị) xin cam đoan đảm bảo thực hiện theo đúng yêu cầu và điều kiện tại khoản 2 Điều 6 của Quy định Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trên địa bàn ban hành kèm theo Quyết định số: ……/QĐ-UBND ngày …../…./…… của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.

Xin trân trọng cảm ơn.

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- …….
- Lưu.

Giám đốc
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

Quyết định 3745/QĐ-UBND của Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành Quy định hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, chế biến thực phẩm áp dụng tiêu chuẩn ISO 22000 trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Bình luận của bạn
*
*
*
*
 Captcha

STTTiêu đề văn bảnNgày thángNơi ban hành
1

Công văn 4057/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ mua cổ phần ưu đãi của người lao động

03/11/2014BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
2

Công văn 4057/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về chế độ mua cổ phần ưu đãi của người lao động

03/11/2014BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
3

Thông báo 416/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp triển khai xây dựng Đề án Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh và năng suất lao động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

28/10/2014 VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
4

Thông báo 415/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về phương án xử lý đối với Dự án nhà máy sản xuất bột giấy Phương Nam, tỉnh Long An

28/10/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
5

Thông báo 352/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp về tình hình sản xuất kinh doanh và triển khai thực hiện Đề án Tái cơ cấu của Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam

08/09/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
6

Thông tư 118/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn việc chuyển giao quyền đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước

08/09/2014BỘ TÀI CHÍNH
7

Thông báo 334/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng tại Hội nghị giao ban về tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước

08/09/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
8

Nghị quyết 61/NQ-CP của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung Nghị quyết 02/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường, giải quyết nợ xấu

08/09/2014CHÍNH PHỦ
9

Quyết định 1210/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành giao thông vận tải phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững giai đoạn đến năm 2020

08/09/2014THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
10

Thông báo 282/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị Triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/03/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công

08/09/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
11

Thông báo 282/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh tại Hội nghị Triển khai thực hiện Nghị quyết 30-NQ/TW ngày 12/03/2014 của Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới và phát triển nâng cao hiệu quả hoạt động của công

08/09/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
12

Công văn 2576/LĐTBXH-LĐTL của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội về việc xác định chênh lệch trả thưởng đối với công ty xổ số

26/08/2014BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
13

Luật Phá sản của Quốc hội, số 51/2014/QH13

21/07/2014QUỐC HỘI
14

Quyết định 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước

18/07/2014THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
15

Quyết định 37/2014/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành tiêu chí, danh mục phân loại doanh nghiệp Nhà nước

18/07/2014THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
16

Công văn 4503/VPCP-KTTH của Văn phòng Chính phủ về việc bổ sung vốn điều lệ của Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam

17/07/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
17

Công văn 6148/TCHQ-VP của Tổng cục Hải quan về việc triển khai các biện pháp hỗ trợ, tạo thuận lợi thủ tục hải quan, quản lý thuế đối với các doanh nghiệp bị thiệt hại

16/07/2014TỔNG CỤC HẢI QUAN
18

Công văn 3762/VPCP-ĐMDN của Văn phòng Chính phủ về việc báo cáo tình hình phê duyệt Đề án tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước đến quý I/2014

03/07/2014VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
19

Nghị định 52/2014/NĐ-CP của Chính phủ về việc quy định điều kiện, thủ tục cấp giấy phép hoạt động dịch vụ việc làm của doanh nghiệp hoạt động dịch vụ việc làm

03/07/2014CHÍNH PHỦ
20

Quyết định 4603/QĐ-BCT của Bộ Công Thương về việc phê duyệt và công bố danh sách "Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín" năm 2013

03/07/2014BỘ CÔNG THƯƠNG