Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Cơ quan ĐKKD có thẩm quyền là cơ quan nào? Bộ Kế hoạch và Đầu tư có phải là cơ quan ĐKKD không?:

Trả lời:
Cơ quan ĐKKD được tổ chức ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; bao gồm:
1) Phòng ĐKKD trong sở Kế hoạch và Đầu tư (Phòng ĐKKD cấp tỉnh).
2) Phòng ĐKKD thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện (Phòng ĐKKD cấp huyện)

Trách nhiệm của cơ quan ĐKKD khi thực hiện việc ĐKKD?

Trả lời:
Khi thực hiện ĐKKD, phòng ĐKKD cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ ĐKKD, không được yêu cầu DN nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác ngoài quy định tại Điều 15 Luật doanh nghiệp 2005, kiểm tra tên DN trên toàn quyết định chấp nhận tên đó hay không.
- Viết giấy biên nhận hồ sơ, hẹn ngày cấp GCN ĐKKD.
- Kiểm tra nội dung hồ sơ ĐKKD trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ. Hồ sơ hợp lệ bao gồm: đúng thủ tục, biểu mẫu hành chính, đúng các địa danh, đúng tên cơ quan có thẩm quyền, đúng với giấy tờ tùy thân.

Thủ tục ĐKKD theo Luật doanh nghiệp 2005 có gì khác so với quy định của Luật doanh nghiệp 1999 không?

Trả lời:
Về cơ bản, Luật doanh nghiệp 2005 được xây dựng trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật doanh nghiệp 1999. Về thủ tục ĐKKD có một số điểm khác biệt so với Luật doanh nghiệp 1999. Sự khác biệt này liên quan đến việc mở rộng phạm vi điều chỉnh Luật doanh nghiệp 2005 cho hai loại đối tượng mới là DNNN và nhà đầu tư nước ngoài.
Về hồ sơ ĐKKD, có quy định thêm một số yêu cầu đối với nhà đầu tư nước ngoài

Thủ tục ĐKKD như thế nào?

Trả lời:
Ngoài nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam, các nhà đầu tư còn lại sẽ thực hiện thủ tục ĐKKD theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005.
Trước hết, tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp lựa chọn, nhà đầu tư sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ ĐKKD, bao gồm:
- Đối với DNTN thì chủ DN chỉ lập hồ sơ ĐKKD quy định tại Điều 16 Luật doanh nghiệp 2005
- Đối với công ty hợp danh thì hồ sơ ĐKKD được lập theo quy định tại Điều 17 Luật doanh nghiệp 2005.

Hồ sơ đăng ký thay đổi ngành, nghề kinh doanh gồm những gì? Khi đi đăng ký có phải mang theo giấy tờ gì không?

Trả lời:

Khi muốn bổ sung thay đổi ngành, nghề kinh doanh, doanh nghiệp gửi thông báo đến phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đã ĐKKD, đồng thời kèm các giấy tờ sau:

1) Nếu ngành, nghề đăng ký bổ sung là ngành, nghề có vốn pháp định thì phải có thêm xác nhận của cơ quan có thẩm quyền xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của Luật, pháp lệnh và nghị định hoặc chứng chỉ hợp pháp chứng minh về số vốn của DN.

2) Nếu ngành, nghề đăng ký bổ sung là ngành nghề có chứng chỉ hành nghề thì phải có thêm bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề quy định đối với từng loại hình DN.

Làm thế nào để đăng ký thay đổi thành viên công ty TNHH, thành viên góp vốn công ty hợp danh? Khi đi đăng ký có phải mang theo những giấy tờ gì?

Trả lời:
Khi công ty TNHH có 2 thành viên trở lên thay đổi thành viên mà không làm thay đổi loại hình công ty, công ty hợp danh thay đổi thành viên góp vốn thì công ty gửi thông báo đến phòng ĐKKD cấp tỉnh tại nơi DN đã ĐKKD. Thông báo được lập theo mẫu (có tại các Sở Kế hoạch và Đầu tư).
Ngoài thông báo, khi đi làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên, công ty còn phải xuất trình giấy tờ chứng minh đã thực hiện đủ thủ tục quy định tại Điều 44 Luật doanh nghiệp 2005 về chuyển nhượng phần vốn góp; xuất trình bản sao hợp lệ văn bản thỏa thuận hoặc chứng từ, hồ sơ chuyển nhượng phần vốn góp có xác nhận của người đại diện theo pháp luật của công ty; xuất trình bản chính sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên được tiếp nhận.
Khi tiếp nhận thông báo, Phòng ĐKKD cấp tỉnh phải ghi giấy biên nhận và trao cho công ty. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng ĐKKD cấp tỉnh đổi GCN ĐKKD cho DN.
Luật sư Tống Văn Thủy

Làm thế nào để đăng ký thay đổi địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp? Khi đi đăng ký phải mang theo giấy tờ gì khác không?

Trả lời:

Việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của DN có 2 trường hợp xảy ra:
1) Trường hợp thay đổi địa chỉ trụ sở chính của DN trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi DN đã ĐKKD thì hồ sơ bao gồm: Thông báo đến cấp tỉnh nơi DN đã ĐKKD.
Kèm theo thông báo, công ty phải xuất trình các bản sao hợp lệ sau đây:
- Công ty TNHH có hai thành viên trở lên; quyết định của HĐTV về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Công ty CP: quyết định của ĐHĐCĐ hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Công ty TNHH 1 thành viên: quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ công ty về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính công ty.
- Công ty hợp danh: quyết định của các thành viên hợp danh về việc thay đổi trụ sở chính của DN.
- DNTN: quyết định của chủ DNTN về việc thay đổi trụ sở chính của DN.
Khi tiếp nhận thông báo, phòng ĐKKD cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận và trao cho DN. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận thông báo, Phòng ĐKKD cấp tỉnh đổi GCN ĐKKD cho DN theo mẫu GCN ĐKKD của từng loại hình DN nếu có đủ các điều kiện quy định.
2) Đăng ký chuyển trụ sở chính của doanh nghiệp sang tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khác nơi DN đã ĐKKD:
DN gửi thông báo theo mẫu đến Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đã ĐKKD, đồng thời gửi thông báo đến Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN dự định đặt trụ sở mới.
Đối với công ty, ngoài thông báo cần phải có thêm Điều lệ công ty và danh sách thành viên đối với công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty CP, danh sách thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh và phải xuất trình bản sao hợp lệ của:
- Công ty TNHH có 2 thành viên trở lên; quyết định của HĐTV về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
- Công ty CP: quyết định của ĐHĐCĐ hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ công ty về việc thay đổi trụ sở chính của công ty.
- Công ty hợp danh: quyết định của các thành viên hợp danh về việc thay đổi địa chỉ trụ sở chính của công ty.
Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN dự định đặt trụ sở chính phải ghi giấy biên nhận hồ sơ và trao cho DN. Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN dự định đặt trụ sở mới đổi GCN ĐKKD cho DN theo mẫu GCN ĐKKD của từng loại hình DN nếu tên DN không trùng hoặc không gây nhầm lẫn với tên DN khác cùng loại hình DN đã ĐKKD trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi DN chuyển đến.
Trường hợp tên DN trùng hợp gây nhầm lẫn với tên DN khác cùng loại hình kinh doanh đã ĐKKD trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi DN chuyển đến thì trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN dự định đặt trụ sở mới phải thông báo cho DN biết và hướng dẫn DN chọn tên khác.
Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày được cấp lại GCN ĐKKD, DN phải gửi bản sao hợp lệ GCN ĐKKD này và nộp lại GCN ĐKKD đã được cấp trước đây cho phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi trước đây DN đã ĐKKD.

 

 Luật sư Tống Văn Thủy

Làm thế nào để đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp? Ngoài giấy tờ trong hồ sơ, khi đi đăng ký có phải mang theo giấy tờ gì không?

Trả lời:

 

Đăng ký thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty TNHH, CTCP thì hồ sơ bao gồm: thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật được gửi tới Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi công ty đã ĐKKD. Thông báo thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty phải do cấp có thẩm quyền bổ nhiệm người đại diện theo pháp luật của công ty quy định tại điều lệ công ty ký.
Ngoài thông báo, công ty phải xuất trình:
1) Bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế;
2) Bản sao hợp lệ;
- Quyết định của HĐTV, HĐQT hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty.
- Quyết định của chủ sở hữu công ty hoặc giấy tờ khác theo quy định tại điều lệ của công ty về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với công ty TNHH 1 thành viên).
- Quyết định của các thành viên hợp danh về việc thay đổi người đại diện theo pháp luật của công ty (đối với công ty hợp danh).
3) Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của người đại diện theo pháp luật dự kiến thay thế trong trường hợp công ty kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề mà người đại diện theo pháp luật dự kiến thay đổi là người duy nhất có chứng chỉ hành nghề này.
Khi tiếp nhận thông báo, Phòng ĐKKD cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận và trao cho công ty. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, Phòng ĐKKD cấp tỉnh đổi GCN ĐKKD cho công ty.
Khi công ty hợp danh tiếp nhận thành viên hợp danh, khai trừ thành viên hợp danh, có thành viên hợp danh rút khỏi công ty thì công ty làm thủ tục đăng ký thay đổi thành viên hợp danh. Hồ sơ bao gồm:
1) Thông báo gửi đến Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi công ty đã ĐKKD. Thông báo này phải có các thành viên hợp danh còn lại ký.
2) Ngoài ra, công ty còn phải xuất trình:
- Bản sao hợp lệ quyết định của HDTV về việc thay đổi thành viên hợp danh, xuất trình bản chính sổ hộ khẩu hoặc chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu của thành viên hợp danh được tiếp nhận.
- Bản sao hợp lệ chứng chỉ hành nghề của thành viên được tiếp nhận nếu công ty hợp danh có kinh doanh các ngành, nghề đòi hỏi phải có chứng chỉ hành nghề.
Khi tiếp nhận thông báo, phòng ĐKKD cấp tỉnh phải ghi Giấy biên nhận và trao cho công ty. Trong thời hạn 7 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, phòng ĐKKD cấp tỉnh đổi GCN ĐKKD cho công ty.

 Luật sư Tống Văn Thủy

Khi ĐKKD, ngoài các loại giấy tờ theo yêu cầu của Luật doanh nghiệp 2005, người thành lập doanh nghiệp có phải nộp thêm giấy tờ gì khác không?

Trả lời:
Luật doanh nghiệp 2005 quy định ngoài các giấy tờ phải có trong hồ sơ như quy định, phòng ĐKKD không được quyền yêu cầu người đi ĐKKD nộp thêm bất kỳ loại giấy tờ nào khác.
Tuy nhiên, việc thực hiện Luật doanh nghiệp phải đặt trong tổng thể các quy định pháp luật hiện hành như Bộ Luật Dân sự. Cho nên khi tiếp nhận hồ sơ ĐKKD, Phòng ĐKKD có thể yêu cầu người ĐKKD xuất trình các loại giấy tờ sau đây nếu xét thấy cần phải đối chiếu với bản photo copy:

Người thành lập doanh nghiệp chịu trách nhiệm gì khi lập hồ sơ ĐKKD?

Trả lời:
Người thành lập DN phải lập và nộp đủ hồ sơ ĐKKD tại Phòng ĐKKD cấp tỉnh nơi DN đóng trụ sở chính. Người thành lập DN có thể thuê người khác lập hồ sơ nhưng người thành lập DN phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung kê khai trong hồ sơ ĐKKD.
Trường hợp hồ sơ ĐKKD có những sơ suất, Phòng ĐKKD cấp tỉnh yêu cầu sửa chữa hồ sơ ĐKKD thì người thành lập DN có nhiệm vụ khai lại với phòng ĐKKD.

Hiện nay có trường hợp nhà đầu tư khai không trung thực nội dung hồ sơ ĐKKD hoặc trường hợp DN đăng ký thay đổi nội dung trong hồ sơ ĐKKD không đúng sự thật thì xử lý như thế nào?

Trả lời:
Một trong những nội dung thay đổi quan trọng của Luật doanh nghiệp 2005 là mở rộng quyền tự do kinh doanh của nhà đầu tư nhưng đồng thời nâng cao nghĩa vụ tự chịu trách nhiệm và tự bảo vệ lợi ích của họ. DN chịu trách nhiệm về tính trung thực và tính chính xác của hồ sơ ĐKKD.
Việc khai không trung thực, không chính xác không kịp thời nội dung, thay đổi nội dung hồ sơ ĐKKD của DN bị coi là một hành vi vi phạm Luật doanh nghiệp và sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Người muốn thành lập DN có phải trực tiếp lên cơ quan ĐKKD làm thủ tục cần thiết hay không? Họ có thể ủy quyền cho người khác được không?

Trả lời:
Khi làm các thủ tục ĐKKD, luật không yêu cầu nhà đầu tư phải chịu trực tiếp lên Phòng ĐKKD để làm các thủ tục cần thiết. Người thành lập DN có thể ủy quyền bằng văn bản hoặc hợp đồng đối với người đại diện của mình nộp hồ sơ ĐKKD tại phòng ĐKKD cấp tỉnh.

Trường hợp DN đã thông báo tạm ngừng hoạt động nhưng vẫn đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD thì phải giải quyết như thế nào?

Trả lời:
Trường hợp này Phòng ĐKKD không có cơ sở pháp lý để từ chối đăng ký thay đổi kinh doanh nên vẫn đăng ký thay đổi nội dung ĐKKD cho DN vì có thể DN tạm ngừng để chờ cơ hội từ ngành nghề kinh doanh mới hoặc các cơ hội khác.
Luật sư Tống Văn Thủy

Trường hợp DN đang thực hiện yêu cầu hiệu đính nội dung hồ sơ ĐKKD mà họ vẫn thực hiện việc đăng ký thay đổi, bổ sung nội dung ĐKKD thì giải quyết như thế nào?

Trả lời:
Trường hợp này phòng ĐKKD vừa đăng ký thay đổi, bổ sung đăng ký kinh doanh cho DN, vừa thực hiện hiệu đính nội dung hồ sơ ĐKKD.

Luật sư Tống Văn Thủy

Thời điểm nào thì DN được bắt đầu kinh doanh?

Trả lời:
Về nguyên tắc, DN có quyền hoạt động kinh doanh kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD.
Tuy nhiên, đối với những ngành, nghề kinh doanh mà Luật, pháp lệnh, Nghị định quy định phải có điều kiện là giấy phép hoặc giấy có giá trị là giấy phép thì DN chỉ được kinh doanh ngành, nghề đó kể từ ngầy được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép kinh doanh. Đối với những ngành, nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định đòi hỏi phải có Điều kiện kinh doanh không phải là giấy phép thì DN được quyền kinh doanh khi có đủ Điều kiện và cam kết thực hiện các Điều kiện đó trong suốt quá trình kinh doanh.
Luât sư Tống Văn Thủy

Hỏi đáp