Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Điều kiện để DN được cấp GCN ĐKKD?

Trả lời:

Điều 24 LDN 2005 quy định: “DN được cấp GCN ĐKKD khi có đủ các điều kiện sau đây:
1) Ngành, nghề ĐKKD không thuộc lĩnh vực cấm kinh doanh.
2) Tên của DN được đặt theo đúng theo các quy định của LDN.

Tại sao LDN 2005 quy định lệ phí ĐKKD lại được xác định căn cứ vào số lượng ngành, nghề ĐKKD?

Trả lời:
Trong thời gian 6 năm thực hiện LDN 1999 thường xảy ra tình trạng DN thường kê khai ngành, nghề kinh doanh thật nhiều – có DN phải in 2,3 trang A4 mới hết – nhưng thực tế lại chỉ kinh doanh 1,2 ngành nghề, còn lại là ngành, nghề được đăng ký nhưng không kinh doanh. Bộ kế hoạch và Đầu tư đã có thông tư đề nghị xóa bỏ danh mục ngành nghề đã đăng ký vẫn chưa phản ánh đúng thực chất hoạt động. Quy định xử phạt hành chính thì không có căn cứ thuyết phục, nếu để thống kê ngành, nghề đăng ký kinh doanh thì không phản ánh đúng thực tế kinh doanh, dẫn tới thị trường về ngành, nghề kinh doanh bị méo mó, các nhà đầu tư khó phân tích, Nhà nước khó định hướng khuyến khích hay hạn chế đầu tư với ngành, nghề kinh doanh cụ thể.

Tại sao nội dung GCN ĐKKD lại quy định phải có họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số CMTND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp Luật của DN?

Trả lời:

Khoản 5 Điều 25 LDN 2005 quy định cụ thể nội dung GCN ĐKKD, trong đó quy định việc ghi người đại diện theo pháp Luật vào GCN ĐKKD vì:
1) GCN ĐKKD là một chứng chỉ pháp lý để công bố địa vị pháp lý của DN, giúp cho mọi người thực hiện việc giao dịch với DN có điều kiện thông qua việc xem xét GCN ĐKKD có thể đánh giá về tính pháp lý của DN và sơ bộ đánh giá năng lực tài chính thông qua vốn đăng ký.
2) Một trong yêu cầu rất cơ bản của việc ký kết các hợp đồng dân sự, kinh tế là biết đối tác ký có đúng thẩm quyền hay không? Nếu không đúng thẩm quyền thì hợp đồng đó vô hiệu và có thể gây ra thiệt hại cho DN. Thực tế kinh doanh

Vì sao tên người được đặt trùng còn đối với DN lại có quy định cấm trùng tên DN?

Trả lời:
Bộ luật Dân sự không có quy định về đặt tên người nên tên người được đặt tự do lựa chọn theo phong tục tập quán. Ngoài tên gọi, con người còn có các dấu hiệu nhận dạng khác đi kèm để phân biệt, tránh nhầm lẫn. Trong khi đó, tên DN là 1 tài sản của DN, nằm trong kết cấu tạo nên thương hiệu của DN, là uy tín của DN. DN phải chi phí và tốn kém để quảng bá uy tín của DN, thông qua tên của DN để chiếm lĩnh thị trường nên tên DN phải được pháp luật bảo hộ trên toàn quốc nơi DN hoạt động. Do đó. Khoản 1 Điều 32 có quy định cấm đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký.

Khoản 2 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2005 quy định cấm “sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN...

Khoản 2 Điều 32 Luật doanh nghiệp 2005 quy định cấm “sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân, tên tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị tổ chức đó”. Hiểu quy định này như thế nào?

Hiểu thế nào là khái niệm cấm “sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc” để đặt tên doanh nghiệp?

Trả lời:
Thực tế cho thấy quy định này tại Khoản 3, Điều 32 Luật doanh nghiệp 2005 mang nhiều tính chất định tính, rất khó áp dụng và khó đưa ra một chuẩn mực rõ ràng và cụ thể để xác định.

Thế nào là tên dễ gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký?

Trả lời:
Khoản 2 điều 34 Luật doanh nghiệp 2005 quy định 7 trường hợp tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký như sau:
1) Tên bằng Tiếng Việt của DN yêu cầu đăng ký được giống như tên DN đã đăng ký;
2) Tên bằng tiếng Việt của DN yêu cầu đăng ký chỉ khác tên DN đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
3) Tên viết tắt của DN yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của DN đã đăng ký;
4) Tên bằng tiếng nước ngoài của DN yêu cầu đăng ký trùng với tên bằng tiếng nước ngoài của DN đã đăng ký;
5) Tên riêng của DN yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của DN đã đăng ký bởi số tự nhiên, số thứ tự hoặc các chữ cái tiếng Việt ngay sau khi tên riêng của DN đó, trừ trường hợp DN yêu cầu đăng ký là công ty con của DN đã đăng ký;
6) Tên riêng của DN yêu cầu đăng ký khác với tên riêng của DN đã đăng ký bởi từ “tân” ngay trước hoặc từ “mới” ngay sau tên riêng của DN đã đăng ký.
7) Tên riêng của DN yêu cầu đăng ký chỉ khác tên riêng của DN đã đăng ký bằng các từ “miền bắc”, “miền nam”, “miền trung”, “miền tây”, “miền đông” hoặc các từ có ý nghĩa tương tự, trừ trường hợp DN yêu cầu đăng ký là công ty con của DN đã đăng ký.
 
Luật sư Tống Văn Thủy

Thế nào là tên dễ gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký?

Trả lời:
Khoản 2 điều 34 Luật doanh nghiệp 2005 quy định 7 trường hợp tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký như sau:
1) Tên bằng Tiếng Việt của DN yêu cầu đăng ký được giống như tên DN đã đăng ký;
2) Tên bằng tiếng Việt của DN yêu cầu đăng ký chỉ khác tên DN đã đăng ký bởi ký hiệu “&”;
3) Tên viết tắt của DN yêu cầu đăng ký trùng với tên viết tắt của DN đã đăng ký;

Tên chi nhánh, VPĐD được đặt như thế nào?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 37 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Chi nhánh VPDD và địa điểm kinh doanh phải mang tên của DN, kèm theo phần bổ sung tương ứng xác định chi nhánh, VPĐD và địa điểm kinh doanh đó.”
Theo quy định này có thể hiểu cấu tạo tên chi nhánh, VPĐD, địa điểm kinh doanh phải có một thành tố chỉ tên DN và thành tố chỉ rõ vị thế tên chi nhánh, hoặc địa điểm đạt chi nhánh.

Ý nghĩa của việc quy định trụ sở chính của doanh nghiệp là gì? LDN 2005 có thừa nhận “trụ sở ảo”không?

Trả lời:
Khoản 1 Điều 35 Luật doanh nghiệp 2005 quy định: “Trụ sở chính của DN là địa điểm liên lạc, giao dịch của DN; phải ở trên lãnh thổ Việt Nam, có địa chỉ được xác định gồm số nhà, tên phố (ngõ phố) hoặc tên xã, phường, thị trấn, huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; số điện thoại, số fax và thư điện tử (nếu có).” Để thực hiện được việc liên lạc, giao dịch của DN thì địa chỉ của trụ sở chính phải có tên trên bản đồ hành chính Việt Nam, ở trên lãnh thổ Việt Nam.

Doanh nghiệp có thể khắc 2 con dấu được không?

Trả lời:

Luật doanh nghiệp 2005 đã quy định rất cụ thể về con dấu nhằm làm rõ giá trị pháp lý của con dấu của DN và giúp cho xã hội nhận thức đúng, tránh những hành vi xử lý con dấu gây thiệt hại cho DN.
Theo Luật doanh nghiệp 2005 thì con dấu là tài sản của DN (không giống như con dấu của cơ quan công quyền) và trong trường hợp cần thiế

Đơn vị kinh tế phụ thuộc là gì? Đơn vị kinh tế phụ thuộc có được sử dụng con dấu không?

Trả lời:
Đơn vị kinh tế phụ thuộc là cụm từ chỉ các tổ chức kinh tế cấp dưới, hạch toán phụ thuộc vào doanh nghiệp. Doanh nghiệp có các quyền và nghĩa vụ dân sự phát sinh từ các giao dịch do đơn vị kinh tế phụ thuộc mình xác lập.
Đơn vị kinh tế phụ thuộc có thể hoạt động dưới hình thức đại diện theo ủy quyền, là văn phòng đại diện hoặc thực hiện một phần hay toàn bộ chức năng của doanh nghiệp, kể cả chức năng đại diện theo ủy quyền – chi nhánh

Sự khác nhau giữa hoạt động của văn phòng đại diện và hoạt động của chi nhánh là gì?

Trả lời:
Theo quy định tại Điều 37 Luật doanh nghiệp 2005 thì:
- VPĐD  là đơn vị phụ thuộc của DN, có nhiệm vụ đại diện theo ủy quyền cho lợi ích của DN và thực hiện việc bảo vệ các lợi ích đó. Nội dung hoạt động của VPĐD phải phù hợp với nội dung hoạt động của DN.
VPĐD không trực tiếp kinh doanh, không được ký các hợp đồng kinh doanh với dấu của VPĐD, nhưng vẫn được ký kết các hợp đồng theo sự ủy quyền của doanh nghiệp đã mở VPĐD đó; hợp đồng đó sẽ đóng dấu doanh nghiệp.
- Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của DN, có nhiệm vụ thực hiện toàn bộ hoặc một phần chức năng của DN,

Lợi thế của việc thành lập công ty TNHH một thành viên và việc thành lập chi nhánh?

Trả lời:
Dưới góc độ pháp lý thì chi nhánh của công ty TNHH một thành viên có địa chỉ pháp lý hoàn toàn khác nhau.
Chi nhánh chỉ là một đơn vị phụ thuộc của DN; có nhiệm vụ thực hiện một hoặc toàn bộ chức năng của DN. Hơn thế nữa, ngành nghề kinh doanh của chi nhánh phải phù hợp với ngành nghề kinh doanh của DN. Như vậy, chi nhánh không phải là tổ chức độc lập; DN phải chịu trách nhiệm về hoạt động của các chi nhánh của mình và ngược lại. Khi DN giải thể hay phá sản thì chi nhánh cũng đương nhiên chấm dứt hoạt động.

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp khác gì với địa điểm trụ sở chính?

Trả lời:

Quy định về địa điểm kinh doanh là một quy định mới của Luật doanh nghiệp 2005; đây là quy định cần thiết và để đáp ứng đòi hỏi từ thực tế thực hiện LDN 1999 trong 6 năm qua.
Mỗi doanh nghiệp có 1 trụ sở chính. Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp là địa chỉ được ghi trong GCN ĐKKD. Địa chỉ trụ sở chính có thể đồng thời là địa điểm kinh doanh. Nhưng, ngoài trụ sở chính, doanh nghiệp có thể có nhiều địa điểm kinh doanh khác ngoài trụ sở chính. Trong trường hợp này, các DN thường thuê một phòng nhỏ ở các trung tâm thương mại để làm trụ sở chính phục vụ việc giao dịch vì giá thuê tại các trung tâm này thường rất đắt. Nơi bán hàng, xưởng sản xuất, kho bãi doanh nghiệp có thể thuê ở một nơi khác – thậm chí trong khu công nghiệp ngoại thành – nhưng vẫn chịu sự quản lý trực tiếp của DN.

Hỏi đáp