Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Thế nào là hoạt động dưới hình thức DN mà không đăng ký kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh khi đã bị thu hồi GNC ĐKKD?

Theo quy định của LDN 2005 thì doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được ĐKKD theo quy định của pháp Luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh. Như vậy, có 5 dấu hiệu để xác định sự tồn tại hợp pháp một doanh nghiệp, là:

Các hành vi kê khai không trung thực, không chính xác nội dung trong hồ sơ ĐKKD; kê khai không trung thực, không chính xác, không kịp thời những thay đổi trong nội dung trong hồ sơ ĐKKD hoặc kê khai không vốn đăng ký..,

Các quy định tại Khoản 3, Khoản 4 Điều 11 là những hành vi bị cấm quy định tại LDN 2005. Việc xác định rõ các loại hành vi bị cấm trước hết nhằm mục đích ngăn ngừa những người quản lý DN và những người thành lập DN không được làm. Còn việc pháp luật xử lý những hành vi trên như thế nào thì tùy thuộc vào các quy định của pháp luật và tùy vào mức độ sai phạm: nếu nhẹ thì xử phạt vi phạm hành chính, nếu nghiêm trọng hơn do hành vi trên đã gây tổn thất cho bên thứ 3 thì sẽ bị kiện bồi thường thiệt hại, thậm chí có thể bị khởi tố theo quy định của Luật hình sự. 

Khoản 7 Điều 11 có quy định cấm hành vi: “Ngăn cản chủ sở hữu, thành viên, cổ đông của DN thực hiện các quyền theo quy định của Luật này và điều lệ công ty. “Nên hiểu quy định này nhưng thế nào?

Trả  lời:

      Quy định này nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi của những người chủ sở hữu nhỏ, ít vốn, bảo vệ quyền giám sát của cổ đông, tránh tình trạng độc quyền của người quản lý. Thực tế 6 năm thực hiện LDN 1999, nhiều trường hợp những quyền này bị vi phạm công khai mà không có cơ chế ngăn chặn.

Những ai bị cấm thành lập và quản lý DN?

Trả  lời:

      Theo Khoản 2 Điều 13 LDN 2005 thì những tổ chức, cá nhân sau đây không được quyền thành lập và quản lý DN tại Việt Nam:

      1) Cơ quan Nhà nước, đơn vị lực lượng vũ  trang nhân dân Việt Nam sử dụng tài sản Nhà nước để thành lập DN kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;

      2) Cán bộ, công chức theo quy định của Pháp luật về  cán bộ công chức;

 

Những chức danh nào được coi là cán bộ quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn sở hữu Nhà nước bị cấm thành lập và quản lý DN?

Trả lời:
LDN 2005 quy định cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong các DN 100% vốn Nhà nước bị cấm thành lập và quản lý DN. Những người này bao gồm: thành viên HĐQT, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, thành viên Ban kiểm soát, Trưởng, phó các phòng, ban nghiệp vụ, Trưởng chi nhánh và văn phòng đại diện của các DN100% vốn sở hữu Nhà nước.

Một người có thể thành lập tối đa bao nhiêu DN?

Trả lời:
Về nguyên tắc, LDN 2005 không hạn chế số lượng DN tối đa mà một nhà đầu tư được thành lập. Nhà đầu tư có thể thành lập bao nhiêu DN là tùy ý nếu họ có đủ vốn và tuân thủ các Điều kiện pháp luật quy định khi thành lập DN (không thuộc đối tượng cấm thành lập và góp vốn quy định tại Điều 9, Điều 10 LDN 2005). Tuy nhiên, cần có một số lưu ý sau:
1) Một cá nhân nhà đầu tư không thể cùng một lúc là chủ sở hữu của 2 DNTN trở lên

Ai được quyền thành lập và quản lý DN? Ai được quyền góp vốn vào DN?

Trả lời:
Mọi tổ chức (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính), mọi cá nhân (không phân biệt nơi cư trú), trừ 7 nhóm đối tượng bị cấm thành lập và quản lý DN được quy định tại khoản 2 Điều 13 LDN 2005 đều có quyền thành lập DN, trong đó bao gồm cả người Việt Nam định cư ở nước ngoài, người nước ngoài (thường trú và không thường trú ở Việt Nam) và tổ chức nước ngoài.
Mọi tổ chức (không phân biệt nơi đăng ký trụ sở chính), mọi cá nhân (không phân biệt nơi cư trú) đều có quyền góp vốn vào công ty TNHH, CTCP, CTHD, trừ các đối tượng sau đây:
1) Cơ quan Nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản của Nhà nước và công quỹ góp vốn vào DN để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
2) Các đối tượng không được quyền góp vốn vào DN theo quy định của Pháp luật về cán bộ, công chức.

 Luật sư Tống Văn Thủy

LDN 2005 có quy định gì mới so với LDN 1999 về trách nhiệm của người quản lý công ty trong công ty CP?

Trả lời:
Trước hết, LDN 2005 đưa ra khái niệm “người quản lý doanh nghiệp” có phạm vi rộng hơn. Nếu như trước đây trong LDN 1999, “người quản lý công ty” chỉ gồm thành viên HĐQT, Giám đốc, thì theo LDN 2005, chức danh này có thể bao gồm cả những người có nhiệm vụ quản lý khác được quy định trong điều lệ (ví dụ như Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Trưởng phòng tài vụ...).
LDN 1999 chỉ đưa ra quy định chung về chế độ trách nhiệm của HĐQT trước cổ đông, mới chỉ dừng lại ở mối quan hệ nội bộ. LDN 2005 quy định rõ ràng và đầy đủ hơn trách nhiệm của người quản lý công ty không chỉ trong mối quan hệ nội bộ mà cả đối với chủ nợ của công ty.

LDN 2005 có Điều chỉnh các quan hệ giữa giao dịch phát sinh trước khi ĐKKD không? Xử lý những hợp đồng ký trước khi ĐKKD giữa các sáng lập viên như thế nào?

Trả lời:
Điều 14 LDN 2005 quy định về Hợp đồng trước đăng ký kinh doanh như sau:
1) Thành viên, cổ đông sáng lập hoặc người đại diện theo ủy quyền được ký các loại hợp đồng phục vụ cho việc thành lập và hoạt động của DN trước khi ĐKKD.
2) Trường hợp doanh nghiệp được thành lập thì DN là người tiếp nhận quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng đã ký kết trước khi ĐKKD.

LDN có quy định “cơ quan ĐKKD xem xét và chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ; không được yêu cầu người thành lập DN nộp thêm các giấy tờ khác không quy định trong Luật này”. Cần hiểu quy định như thế nào?

Trả lời:
Khái niệm hồ sơ hợp lệ được quy định tại Khoản 3 Điều 4 LDN 2005. Hồ sơ hợp lệ là hồ sơ có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu được liệt kê trong LDN và các giấy tờ có nội dung được kê khai đầy đủ theo quy định của pháp luật. Khi thụ lý hồ sơ, về nguyên tắc, cơ quan ĐKKD chỉ xem xét tính hợp lệ của hồ sơ; còn tính chính xác, tính trung thực của hồ sơ là nghĩa vụ của người thành lập DN.

Có sự khác nhau giữa đơn ĐKKD (theo LDN 1999) và Giấy đề nghị ĐKKD (theo LDN 2005) trong hồ sơ ĐKKD không?

Trả lời:

Thông thường trong các hồ sơ thực hiện các thủ tục hành chính, thường có một loại giấy tờ là “Đơn xin...”. Tuy nhiên, để khẳng định quyền tự do kinh doanh của công dân theo Điều 57 Hiến pháp 1992, LDN 1999 đã bỏ từ “xin” thường thấy để gọi là “Đơn ĐKKD”.

Điều này cũng thể hiện quyết tâm xóa bỏ cơ chế xin cho, thực hiện cải cách hành chính mang tính đột phá. LDN 2005 một lần nữa khẳng định mạnh hơn quyền của công dân và xác định rõ hơn vị thế của công chức nhà nước là “công bộc” của nhân dân nên đã thay đổi cụm từ “Đơn ĐKKD” bằng “Giấy đề nghị ĐKKD”.

Tại sao thời hạn cấp GCN ĐKKD theo LDN 1999 là 15 ngày còn LDN 2005 là 10 ngày làm việc? Việc rút ngắn thời hạn cấp GCN ĐKKD này có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

Trả lời:
Thực tế cấp GCN ĐKKD trong 6 năm qua cho thấy ít có trường hợp quá hạn 15 ngày, đa số được thực hiện trong vòng 7 ngày; một số nơi chỉ cần 2 đến 3 ngày; cá biệt như TP. HCM còn thực hiện ĐKKD qua mạng.

Tại sao trong hồ sơ ĐKKD của các công ty TNHH, CTCP quy định tại điều 18,19 LDN 2005 lại quy định: “Đối với thánh viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy chứng nhận ĐKKD phải có chứng thực của cơ quan nơi tổ chức đó đã đăng ký không quá 3 tháng...

Trả lời:
Có thể đây là một trong những bằng chứng xác nhận sự tồn tại thực tế của nhà đầu tư nước ngoài khi tham gia đầu tư vào Việt Nam. Tuy nhiên, cần phải nhìn nhận rằng đây không phải là cơ sở duy nhất và có độ tin tưởng

Việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài có gì khác so với nhà đầu tư trong nước?

Trả lời:
Điểm khác nhau duy nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thì phải có dự án đầu tư và sẽ thực hiện theo trình tự và thủ tục về đầu tư

Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty là gì? Những điều gì cần lưu ý khi lập điều lệ công ty?

Trả lời:
Việc xây dựng điều lệ công ty cần dựa trên các nguyên tắc sau:
1) Không được trái pháp luật.
2) Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ 3.
3) Tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định.

Hỏi đáp