Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Tại sao nội dung GCN ĐKKD lại quy định phải có họ tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số CMTND, hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp của người đại diện theo pháp Luật của DN?

Trả lời:

Khoản 5 Điều 25 LDN 2005 quy định cụ thể nội dung GCN ĐKKD, trong đó quy định việc ghi người đại diện theo pháp Luật vào GCN ĐKKD vì:

1) GCN ĐKKD là một chứng chỉ pháp lý để công bố địa vị pháp lý của DN, giúp cho mọi người thực hiện việc giao dịch với DN có điều kiện thông qua việc xem xét GCN ĐKKD có thể đánh giá về tính pháp lý của DN và sơ bộ đánh giá năng lực tài chính thông qua vốn đăng ký.

Nguyên tắc xây dựng điều lệ công ty là gì? Những điều gì cần lưu ý khi lập điều lệ công ty?

Việc xây dựng điều lệ công ty cần dựa trên các nguyên tắc sau:
1) Không được trái pháp luật.
2) Không được xâm phạm đến lợi ích của bên thứ 3.
3) Tự nguyện và thỏa thuận trong giới hạn pháp luật quy định.
Do vậy, khi xây dựng điều lệ công ty phải chú ý các nội dung sau đây:

Việc thành lập doanh nghiệp để kinh doanh ở Việt Nam đối với nhà đầu tư nước ngoài có gì khác so với nhà đầu tư trong nước?

Điểm khác nhau duy nhất là đối với nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam. Nhà đầu tư nước ngoài lần đầu tiên đầu tư vào Việt Nam thì phải có dự án đầu tư và sẽ thực hiện theo trình tự và thủ tục về đầu tư theo

Tại sao thời hạn cấp GCN ĐKKD theo LDN 1999 là 15 ngày còn LDN 2005 là 10 ngày làm việc? Việc rút ngắn thời hạn cấp GCN ĐKKD này có ý nghĩa thực tiễn như thế nào?

Thực tế cấp GCN ĐKKD trong 6 năm qua cho thấy ít có trường hợp quá hạn 15 ngày, đa số được thực hiện trong vòng 7 ngày; một số nơi chỉ cần 2 đến 3 ngày; cá biệt như TP. HCM còn thực hiện ĐKKD qua mạng.

Tại sao Khoản 4 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2005 lại quy định GCN ĐKKD đối với công ty CP, phần vốn điều lệ phải ghi đầy đủ thông tin về số cổ phần, giá trị cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán?

Trả lời:

Khoản 4 Điều 25 Luật doanh nghiệp 2005 quy định nội dung GCN ĐKKD phần vốn điều lệ đối với công ty CP phải ghi đầy đủ số cổ phần, giá trị vốn cổ phần, giá trị vốn cổ phần đã góp và số cổ phần được quyền chào bán vì: công ty CP là loại công ty duy nhất có quyền phát hành cổ phiếu ra công chúng để huy động vốn từ công chúng.

Quy định thay đổi nội dung ĐKKD tại Điều 26 Luật doanh nghiệp 2005 có gì mới so với Luật Doanh Nghiệp 1999?

Điều 26 LDN 2005 có 2 Điểm mới so với Luật doanh nghiệp 1999:
1) LDN 1999 quy định khi có sự thay đổi nội dung trong GCN ĐKKD thì DN phải đăng ký với cơ quan ĐKKD chậm nhất là 15 ngày trước khi thực hiện việc thay đổi. Quy định này đã gây khó khăn cho DN vì khi có ý định thay đổi phải đăng ký với cơ quan ĐKKD, sau đó 15 ngày mới được thực hiện việc thay đổi.

Luật doanh nghiệp 2005 có quy định gì mới về việc công bố nội dung đăng ký kinh doanh? Ý nghĩa của quy định mới đó là gì?

Điều 21 LDN 1999 quy định trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày được cấp GCN ĐKKD, DN phải đăng báo địa phương hoặc báo hằng ngày của trung ương trong 3 số liên tiếp. Điều 28 Luật doanh nghiệp 2005 quy định linh hoạt hơn về việc công bố nội dung ĐKKD; ngoài báo viết, luật còn cho phép doanh nghiệp công bố nội dung ĐKKD trên trên mạng thông tin doanh nghiệp của cơ quan ĐKKD hoặc báo điện tử.

Việc chuyển quyền sở hữu đối với tài sản góp vốn sang CT không phải chịu lệ phí trước bạ. Hiểu quy định này ntn? Tại sao CT tôi khi đăng ký quyền sử dụng đất do các cổ đông góp vốn lại bị CQ thuế thu các Khoản phí, lệ phí và nghĩa vụ tài chính như CT mua?

Công ty là một thực thể pháp lý độc lập với nhà đầu tư; có tài sản riêng, tách bạch với tài sản của cá nhân nhà đầu tư. Để đảm bảo sự tách bạch này, thì tài sản góp vốn của nhà đầu tư phải được chuyển quyền sở hữu cho công ty. Tuy nhiên, để tạo điều kiện và khuyến khích việc huy động mọi nguồn lực vào hoạt động kinh doanh đầu tư, Luật doanh nghiệp 2005 có quy định việc miễn lệ phí trước bạ khi chuyển quyền sở hữu tài sản góp vốn của người góp vốn sang công ty.

Việc định giá tài sản góp vốn trong Luật doanh nghiệp 2005 có gì mới so với Luật doanh nghiệp 1999?

Điều 30 Luật doanh nghiệp 2005 quy định về các nguyên tắc định giá tài sản góp vốn dựa trên nguyên tắc nhất trí của các người góp vốn, không có sự can thiệp của cơ quan quản lý nhà nước như Luật doanh nghiệp 1999 với mục tiêu giảm chi phí cho nhà đầu tư khi thành lập doanh nghiệp nói chung.
Ngoài ra

Hiểu thế nào là tên DN được viết bằng tiếng Việt? Có thể đặt tên là công ty CP A&T được không?

Hiện nay chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về chữ Việt, tiếng Việt vì bản thân ngôn ngữ, chữ viết phát triển không ngừng và không không ngừng hội nhập. Tiếng nước ngoài, tiếng Hán đã được Việt Nam hóa rất nhiều, người dân đã sử dụng quen.

Thế nào là ngành, nghề kinh doanh có Điều kiện?

Trả  lời:

      Ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là những ngành nghề mà Luật, Pháp lệnh, Nghị định quy định các điều kiện hay yêu cầu mà doanh nghiệp phải  đáp ứng khi kinh doanh các ngành nghề đó. Điều kiện kinh doanh được thể hiện dưới hai hình thức sau:

Cơ quan nào có thẩm quyền quyết định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện? Quy định về thẩm quyền ban hành điều kiện kinh doanh có gì khác giữa LDN 2005 và luật doanh nghiệp 2009?

Trả  lời:

      Về  cơ bản không có sự khác nhau giữa LDN 2005 và LDN 1999 về thẩm quyền quy định về ngành nghề kinh doanh có điều kiện kinh doanh. Cơ quan có thẩm quyền quy định ngành, nghề kinh doanh có điều kiện là Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ.

Khoản 1, Điều 8 LDN có quy định quyền của DN được: “Tự chủ kinh doanh; chủ động lựa chọn ngành, nghề, địa bàn, hình thức kinh doanh, đầu tư; chủ động mở rộng quy mô và ngành nghề kinh doanh; được nhà nước khuyến khích, ưu đãi và tạo Điều kiện thuận lợi ..

Trả  lời:

      Khoản 1 và Khoản 2 Điều 4 LDN đã định khái niệm DN và kinh doanh như sau:

      Khoản 1 Điều 4: “DN là tổ chức kinh tế có  tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.”

DN được kinh doanh ngành nghề pháp luật không cấm. Vậy, tại sao lại quy định nghĩa vụ của DN phải hoạt động kinh doanh theo đúng ngành nghề đã ghi trong GCN ĐKKD?

Điều 9 LDN 2005 quy định về nghĩa vụ của DN tại khoản 1: “Hoạt động kinh doanh theo đúng ngành, nghề đã ghi trong Giấy chứng nhận ĐKKD; bảo đảm Điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật khi kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có Điều kiện.”

Về hành bị cấm quy định tại Điều 11, cơ quan ĐKKD làm thế nào để biết được mình đã cấp GCN ĐKKD cho người không đủ điều kiện khi người đó có đủ giấy CMTND, Hộ chiếu và có hồ sơ ĐKKD hợp lệ?

Cơ quan ĐKKD khi xem xét hồ sơ ĐKKD đối chiếu các giấy tờ xác nhận tư cách công dân của người thành lập và quản lý DN như hộ chiếu, CMTND mà không thấy có dấu hiệu là giả mạo thì coi như hợp lệ về phần nhân thân; nếu các hồ sơ khác đều hợp lệ thì cấp GCN ĐKKD.

Hỏi đáp