Chào mừng Quý Khách đến với Công ty luật Hoàng Minh

Nhà đầu tư phải lưu ý gì khi đặt tên DN?

Trả lời:
Tên DN là tài sản của DN, được pháp luật bảo hộ thông qua quy định tránh trùng tên, tránh gây nhầm lẫn với tên DN đã đăng ký.
Khi đặt tên DN, nhà đầu tư phải thực hiện đúng quy định tại các Điều 31,32,33,34 Luật doanh nghiệp 2005 và phải lưu ý một số điểm sau:
1) Tên không được vi phạm những Điều cấm về đặt tên DN được quy định tại Điều 32 Luật doanh nghiệp 2005:
Khoản 1 Điều 32 cấm: “Đặt tên trùng hoặc tên gây nhầm lẫn với tên của DN đã đăng ký.”
Khoản 2 Điều 32 cấm: “Sử dụng tên cơ quan Nhà nước, đơn vị, lực lượng vũ trang nhân dân,tên của tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp để làm toàn bộ hoặc một phần tên riêng của DN, trừ trường hợp có sự chấp thuận của cơ quan, đơn vị hoặc tổ chức đó.”
Khoản 3 Điều 32 cấm: “Sử dụng từ ngữ, ký hiệu vi phạm truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức và thuần phong mỹ tục của dân tộc.”
2) Tìm một số tên dự bị với mức độ ưu tiên 1,2,3 để dự bị khi tên bị từ chối thì có ngay tên khác để thay thế.
3) Nếu chọn tên giao dịch thì tên giao dịch phải phù hợp với tên đầy đủ bằng tiếng Việt.
Luật sư Tống Văn Thủy

Ai có quyền thu hồi GCN ĐKKD? Hậu quả pháp lý của việc thu hồi GCN ĐKKD?

Trả lời:
Theo quy định tại điều 164 Luật doanh nghiệp 2005 thì việc thu hồi GCN ĐKKD thuộc thẩm quyền của cơ quan ĐKKD đã cấp GCN ĐKKD cho DN.
Sau khi phát hiện và công bố các hành vi vi phạm cảu DN, cơ quan ĐKKD nơi đã cấp GCN ĐKKD buộc DN làm thủ tục giải thể và xóa tên DN trong sổ ĐKKD. Trong trường hợp này, DN phải giải thể trong thời hạn 6 tháng kể từ ngày bị thu hồi GCN ĐKKD.
Hậu quả pháp lý của việc thu hồi GCN ĐKKD là DN bị ngừng, chấm dứt mọi hành vi kinh doanh của DN, các chi nhánh, VPĐD của DN ở trong nước và nước ngoài.

Luật sư Tống Văn Thủy

Ở quận, huyện không thành lập phòng ĐKKD thì ai sẽ ký vào GCN ĐKKD và dùng con dấu nào để đóng vào GCN ĐKKD?

Trả lời:

Việc hoàn thiện bộ máy cơ quan ĐKKD đang được thực hiện 1 cách chậm chạp. Ở những quận, huyện không thành lập phòng ĐKKD thì việc cấp GCN ĐKKD giao cho các phòng khác thực hiện thì con dấu để đóng vào GCN ĐKKD là con dấu của UBND quận,

Khi nào thu hồi GCN đăng ký hoạt động của chi nhánh?

Trả lời:
Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của DN, có nhiệm vụ thực hiện một phần hoặc toàn bộ chức năng của DN; ngành, nghề kinh doanh của chi nhánh phù hợp với ngành, nghề kinh doanh của DN.
Luật doanh nghiệp 2005 quy định: khi DN mở chi nhánh thì chi nhánh được cấp GCN đăng ký hoạt động.

Điều lệ công ty có phải xác nhận hay phê duyệt của cơ quan Nhà nước không?

Trả lời:

Điều lệ công ty là một tài liệu bắt buộc phải có trong hồ sơ ĐKKD và trong quá trình hoạt động đối với một số loại hình doanh nghiệp. Điều lệ có thể coi như “hiến pháp” của công ty, là bộ quy tắc ứng xử của công ty, là văn bản ghi nhận sự phân chia quyền và nghĩa vụ các thành viên, là cơ sở để thực hiện các quyền và giải quyết tranh chấp khi xảy ra.

 

Có phải mọi loại giấy phép đều phải có trước khi ĐKKD?

Trả lời:
Không phải mọi loại giấy phép đều phải có trước khi ĐKKD. Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2005, chỉ khi DN kinh doanh những ngành, nghề mà Luật, pháp lệnh, nghị định quy định phải có vốn pháp định hoặc chứng chỉ hành nghề thì trong hồ sơ ĐKKD phải kèm theo các loại giấy tờ này. Cụ thể là văn bản xác nhận vốn pháp định của cơ quan có thẩm quyền, chứng chỉ hành nghề của Giám đốc và cá nhân kinh doanh các ngành,

Một DN muốn ĐKKD dịch vụ “Hướng dẫn thể thao diều lượn” có được không?

Trả lời:
Dịch vụ “Hướng dẫn thể thao diều lượn” là một môn thể thao cụ thể của hoạt động thể thao thuộc mã số 904118 – thể thao trên không, nhảy dù trong Thông tư liên tịch số 07/2001/TTLT/BKH-TCTK ngày 1/11/2001 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Tổng cục thống kê hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh sử dụng trong hướng dẫn ngành, nghề kinh doanh

DN bị mất GCN ĐKKD. Để được cấp lại GCN ĐKKD, DN cần làm những thủ tục gì?

Trả lời:
Trường hợp mất GCN ĐKKD, DN phải khai báo với công an nơi mất GCN ĐKKD và thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng. Sau 30 ngày kể từ ngày thông báo, nếu DN không tìm được GCN ĐKKD đã mất thì có thể đề nghị Sở Kế hoạch và Đầu tư đã cấp GCN ĐKKD bị mất cấp lại GCN ĐKKD với số của GCN ĐKKD đã mất và ghi rõ là cấp lại lần 2.

Sau khi nhận được GCN ĐKKD, các thành viên đã đăng ký đóng góp vốn bằng tiền mặt có nhu cầu thay đổi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.......

Sau khi nhận được GCN ĐKKD, các thành viên đã đăng ký đóng góp vốn bằng tiền mặt có nhu cầu thay đổi góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất, giá trị quyền sử dụng sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật...(không tăng, giảm vốn góp củ mỗi thành viên) thì có cần làm thủ tục gì không? Nếu có thì làm như thế nào?

DN có được ĐKKD mở website gồm nhiều trang web có các nội dung thông tin thể thao, văn hóa, thư điện tín, trao đổi thông tin trên mạng (DN là đơn vị trung gian giữa cơ quan truyền số liệu và người tiêu dùng) không?

Trả lời:
Kinh doanh qua mạng Internet cần phân biệt hai loại. Loại thứ nhất: kinh doanh mạng Internet (dùng mạng Internet làm đối tượng kinh doanh), loại này thuộc lĩnh vực bưu chính viễn thông, do cơ quan có thẩm quyền quản lý. Loại thứ hai: kinh doanh trên mạng (dùng mạng Internet làm phương tiện kinh doanh, phục vụ cho kinh doanh).

Thành viên công ty TNHH phải làm gì khi muốn chuyển nhượng phần vốn góp?

Trả lời:
Chuyển nhượng phần vốn góp là quyền của thành viên công ty. Tuy nhiên, khi thực hiện quyền này, thành viên muốn chuyển nhượng phải chào bán phần vốn góp đó cho tất cả các thành viên còn lại trong công ty theo tỷ lệ tương ứng với phần vốn góp của họ với cùng một Điều kiện.

Khi nào thành viên công ty TNHH chỉ được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp? Trình tự thủ tục và điều kiện thanh toán như thế nào?

Trả lời:
Thành viên công ty TNHH chỉ được yêu cầu công ty mua lại phần vốn góp khi thành viên này bỏ phiếu chống hoặc phản đối bằng văn bản đối với quyết định của HĐTV về các vấn đề sau:
- Sửa đổi, bổ sung các nội dung trong Điều lệ công ty liên quan đến quyền và nghĩa vụ của thành viên, quyền và nhiệm vụ của HĐTV;

Như thế nào thì cuộc họp HĐTV được coi là hợp lệ?

Trả lời:
Điều kiện để tiến hành họp HĐTV được Luật doanh nghiệp 2005 quy định trong điều  51 như sau:
1) Cuộc họp Hội đồng thành viên được tiến hành khi có số thành viên dự họp đại diện ít nhất 75% vốn điều lệ; tỷ lệ cụ thể do Điều lệ công ty quy định.

Để thông qua quyết định, HĐTV có nhất thiết phải triệu tập họp không?

Trả lời:
Luật doanh nghiệp 2005 cho phép có nhiều hình thức thông qua quyết định của HĐTV, đó là: biểu quyết tại cuộc họp và lấy ý kiến bằng văn bản hoặc hình thức khác do điều lệ công ty quy định. Do đó, để thông qua quyết định của HĐTV thì không nhất thiết phải triệu tập cuộc họp.

Những hợp đồng nào phải thực hiện được HĐTV chấp thuận theo quy định của LDN thì mới có hiệu lực?

Trả lời:
Theo Khoản 1 Điều 59 Luật doanh nghiệp 2005, những hợp đồng, giao dịch sau đây phải được HĐTV chấp thuận:
1) Thành viên, người đại diện theo ủy quyền của thành viên, Giám đốc, hoặc Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật của công ty;
2) Người có liên quan của những người quy định tại điểm a khoản này;

Hỏi đáp