Công ty luật Hoàng Minh: CSGT "móc tiền" trả lại cho lái xe
Khoảng 3 giờ 30 rạng sáng 20-9-2009, chúng tôi bám theo chiếc mô tô 51A1-0590 do một CSGT cầm lái chạy từ vòng quay Hàng Xanh ra hướng cầu Sài Gòn rồi dừng trên đường Nguyễn Hữu Cảnh. Khoảng 4 giờ sáng, chiếc xe tải mang biển số 47K-8599 chạy ngang qua bị CSGT này ra hiệu dừng lại và tài xế nhanh chóng chạy xuống trình giấy.
Luật doanh nghiệp 2005 được xây dựng trên các quan điểm chủ đạo nào?
Trả lời
LDN 2005 được xây dựng trên các quan điểm chủ đạo sau đây:
1) Quán triệt đầy đủ các tư tưởng, nội dung và thể chế hóa sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước, nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
Những điểm đổi mới chủ yếu của luật doanh nghiệp 2005 so với luật doanh nghiệp 1999?
Trả lời:
Những điểm đổi mới chủ yếu của luật doanh nghiệp 2005 so với luật doanh nghiệp 1999 là;
1) Phạm vi điều chỉnh: luật doanh nghiệp 2005 điều chỉnh và áp dụng thống nhất các loại hình doanh nghiệp, không phân biệt thành phần kinh tế, bao gồm: DNTN, CTHD, công ty cổ phần và công ty TNHH.
2) Xác định cụ thể thời hạn (chậm nhất là 4 năm) kết thúc quá trình chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần.
Luật doanh nghiệp 2005 có điều chỉnh HTX không?
Trả lời:
Phạm vi điều chỉnh luật doanh nghiệp 2005 quy định việc thành lập, tổ chức, quản lý hoạt động của công ty TNHH, CTHD, DNTN thuộc mọi thành phần kinh tế; không điều chỉnh đối với HTX. Do vậy, Luật HTX vẫn có hiệu lực.
Luật doanh nghiệp 2005 áp dụng cho đối tượng nào? Tại sao lại quy định thời hạn kết thúc chuyển đổi công ty nhà nước thành CTCP, công ty TNHH để áp dụng theo quy định của luật doanh nghiệp 2005 là 4 năm kể từ ngày luật doanh nghiệp 2005 có hiệu lực?
Trả lời:
Theo Điều 2 luật doanh nghiệp 2005 thì đối tượng áp dụng LDN 2005 là:
1) Các DN thuộc mọi thành phần kinh tế.
2) Tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc thành lập tổ chức quản lý và hoạt động của các doanh nghiệp.
Tại sao luật Doanh Nghiệp 2005 lại quy định công ty TNHH 1 thành viên là cá nhân?
Trả lời:Một trong những điểm mới của Luật Doanh Nghiệp 2005 là thừa nhận việc một cá nhân có quyền thành lập và vận hành công ty trách nhiệm hữu hạn. Thay đổi nói trên xuất phát từ một lý do như sau:
1) Thừa nhận công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là cá nhân sẽ mở rộng thêm quyền tự chủ kinh doanh, tạo cơ hội phân tán và hạn chế rủi ro cho dự án, tăng mức độ an toàn cho nhà đầu tư; nhờ đó, số người đầu tư và số vốn huy động được có thể sẽ tăng lên.
Luật doanh nghiệp 2005 có bắt buộc khi kinh doanh một số ngành nghề như kế toán hay kiểm toán, thiết kế công trình, khám chữa bệnh, dịch vụ pháp lý... phải thành lập công ty hợp danh không?
Trả lời:Luật doanh nghiệp 2005 không bắt buộc khi kinh doanh một số ngành nghề phải thành lập công ty Hợp Danh mà việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là tùy thuộc vào nhà đầu tư vì các lý do sau:
Luật doanh nghiệp 2005 cụ thể hóa Điều 57 Hiến pháp 1992 như thế nào?
Trả lời:
Điều 57 của Hiến pháp 1992 đã quy định công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật. Luật doanh nghiệp đã cụ thể hóa quyền tự do này, bao gồm:
1) Thành lập doanh nghiệp là quyền của dân, không phải xin phép cơ quan nhà nước, cơ quan nhà nước có nghĩa vụ đăng ký kinh doanh để xác lập quyền kinh doanh của dân có nghĩa vụ bảo vệ quyền sở hữu tên doanh nghiệp ngay khi ĐKKD.
Luật doanh nghiệp 2005 điều chỉnh các mối quan hệ nào?
Trả lời:
1) Quan hệ giữa những người góp vốn và những người sở hữu chung quanh của doanh nghiệp.
2) Quan hệ giữa chủ sở hữu doanh nghiệp với doanh nghiệp.
3) Quan hệ giữa chủ sở hữu doanh nghiệp với người quản lý doanh nghiệp
Áp dụng luật doanh nghiệp 2005 thế nào khi có sự khác nhau căn bản giữa luat doanh nghiệp 2005 và Luật chuyên ngành, Điều ước quốc tế?
Trả lời:
Trước hết, LDN 2005 không có khái niệm “Luật chuyên ngành” như LDN 1999, Điều 3 LDN 2005 quy định:
- Trường hợp đặc thù có liên quan đến việc thành lập, tổ chức, quản lý và hoạt động của doanh nghiệp được quy định tại Luật khác thì áp dụng theo quy định của Luật đó.
Ý nghĩa của vốn Điều lệ công ty
Trả lời:
Vốn Điều lệ của một công ty là số vốn do các thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp trong một thời hạn nhất định và được ghi vào Điều lệ công ty. Tùy theo ý tưởng và ngành nghề kinh doanh mà nhà đầu tư toàn quyền quyết định mức vốn Điều lệ; luật không quy định bắt bỏ mức vốn điều lệ tối thiểu, trừ một số ngành nghề như bảo hiểm, ngân hàng.
Nếu điều lệ một công ty quy định “công ty chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trên phần vốn điều lệ của công ty” thì quy định này có đúng ko?
Trả lời:Quy định trên có sự nhầm lẫn về chủ thể. Đúng ra phải là: thành viên hay cổ đông chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác trên phần vốn đã góp vào công ty.
Ý nghĩa của vốn pháp định? Những ngành nghề nào quy định mức vốn pháp định?
Trả lời:Vốn pháp định là mức vốn tối thiểu mà DN phải có theo quy định của pháp luật để thành lập DN và trong suốt quá trình kinh doanh, vốn sở hữu của DN không được thấp hơn số vốn pháp định.
Có phải mọi cổ đông công ty CP đều là người quản lý công ty không?
Trả lời:Theo Điều 4 Khoản 13 luật doanh nghiệp 2005 thì người quản lý công ty bao gồm:
- Chủ sở hữu và giám đốc doanh nghiệp tư nhân
- Thành viên hợp danh của công ty hợp danh.